Mách bạn cách tránh thực phẩm dễ gây ngộ độc khi ăn cả vỏ

Có một số loại thực phẩm dễ gây ngộ độc cũng như bệnh tật khi ăn cả vỏ. Vì vậy, bạn cần gọt vỏ cẩn thận trước khi ăn hoặc chế biến.

Vỏ các loại củ, quả tươi thường chứa nhiều chất xơ vitamin các khoáng chất... giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hóa, tăng cường nhu động ruột và làm giảm cảm giác đói...

Vì vậy khi gọt bỏ vỏ trái cây và rau củ chúng ta đã bỏ phí đến 25% các chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên tránh ăn cả vỏ đối với các loại thực phẩm sau.

Khoai tây

Vỏ khoai tây chứa glycoalkaloids, khi tích tụ một lượng nhất định trong cơ thể sẽ gây ra ngộ độc. Glycoalkaloids trong khoai tây có thể gây ảnh hưởng tới dạ dày và hệ thống đường ruột, bởi nó phá vỡ màng tế bào và ức chế acetylcholinesterase.

Ngoài ra, chất acaloit có trong vỏ khoai tây khi ăn vào sẽ tích lũy trong cơ thể gây ngộ độc tuy không gây ra những biểu hiện tức thời nhưng về lâu dài sẽ khiến làn da trông xanh xao, nhợt nhạt sức khỏe kém. Với những củ khoai tây đã mọc mầm, tuyệt đối không nên ăn.

Quả hồng

Quả hồng khi chưa chín, thành phần tannic chủ yếu tập trung trong thịt quả nhưng khi quả chín, chất này lại tập trung chủ yếu ở lớp vỏ. Axit tannic khi đi vào cơ thể con người sẽ tạo thành axit dạ dày nếu kết hợp với protein trong thực phẩm dễ trở thành nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm táo bón viêm dạ dày

Ngoài ra, nếu tích tụ nhiều axit tannic có thể ảnh hưởng đến mức độ hấp thu sắt của cơ thể.

Khoai lang

Ăn khoai lang rất tốt cho những người bị táo bón Tuy nhiên, vỏ khoai lang lại có nhiều chất kiềm, ăn quá nhiều có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa Vỏ khoai lang có những vết nâu hay đốm đen là có chứa alternaria, ăn vào có thể làm hỏng gan và gây ra nhiễm độc.
 
Triệu chứng ngộ độc nhẹ là cảm thấy buồn nôn tiêu chảy Các trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến sốt cao đau đầu khó thở co giật nôn ra máu hôn mê thậm chí tử vong

Bạch quả

Vỏ bạch quả có chứa các chất độc hại khi vào cơ thể con người có thể gây tổn hại hệ thống thần kinh trung ương do ngộ độc. Ngoài ra, đối với trẻ em thiếu hụt vitamin B6 thì ăn nhiều hạt bạch quả trong thời gian dài (quá 5 hạt/ngày) có thể dẫn đến ngộ độc.

Củ mã thầy (củ năng)

Củ mã thầy mát bổ và có tác dụng cầm máu Tuy nhiên, bởi củ mã thầy mọc dưới đất bùn nên vỏ chứa rất nhiều ấu trùng sán. Nếu không gọt vỏ, rửa sạch bằng nước đun sôi khi ăn mã thầy bạn rất dễ nhiễm sán lá, hoặc gặp vấn đề về đường ruột.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật