Khi nào thì cần phải bổ sung thuốc bổ và vi chất cho cơ thể?

Vitamin và khoáng chất có trong các loại thực phẩm hằng ngày. Nếu chế độ ăn uống hợp lý thì không cần phải bổ sung. Việc ăn uống hợp lý dựa trên ba cơ sở: Ăn đa dạng, ăn chừng mực, không quá nhiều hoặc quá ít, ăn gần với thiên nhiên, ít chế biến thì thực phẩm sẽ ít bị thay đổi bản chất và giữ được nhiều dinh dưỡng.

Chỉ sử dụng vitamin và khoáng chất khi chế độ ăn thường xuyên không đầy đủ ăn uống thiên lệch (ví dụ không ăn rau hoặc quá ít, dùng nhiều đồ công nghiệp như mì gói, bánh kẹo khoai tây chiên...). Những trường hợp cần bổ sung dinh dưỡng là người bệnh khó ăn, trẻ biếng ăn sinh thiếu chất (một ngày ăn dưới 100g thịt, 100g gạo, 200g trái cây, 500ml sữa ), người làm việc căng thẳng vận động quá nhiều, tiêu hao năng lượng lớn phụ nữ mang thai có nhu cầu axit folic canxi sắt...

Lưu ý khi dùng vitamin:


- Sử dụng vitamin liều cao phải có chỉ định của bác sĩ. Nếu cần thiết thì chỉ nên mua loại đa sinh tố khoáng chất. Khi mệt mỏi làm việc căng thẳng việc uống viên bổ sủi bọt chỉ có tác dụng hỗ trợ tâm lý (làm người ta yên tâm) chứ không hẳn là cần thiết.

- Hầu hết vitamin đều khó gây ngộ độc, song cần lưu ý khi cho trẻ sử dụng nhiều.

- vitamin D có thể dẫn đến táo bón cho trẻ.

- Vitamin A và D nếu dùng liều quá cao (hàng triệu đơn vị) có thể gây ngộ độc cấp tính, song rất hiếm xảy ra.

- Về nguyên tắc, những vitamin tan trong dầu mỡ như A, D, E, K thì có thể gây ngộ độc vì khi sử dụng dồn dập chúng sẽ thải không kịp, dễ tích lũy ở gan gây hại.

- vitamin C uống nhiều có thể gây sỏi thận vì nó tạo ra chất muối khoáng không hòa tan.

Một số thực phẩm cung cấp vitamin:

- Vitamin A thực thụ chỉ có trong thức ăn động vật như gan của cá, heo, bò, gà..., trong chất béo của sữa, lòng đỏ trứng rau quả màu vàng cam đậm.

- Vitamin C có trong trái cây tươi, đặc biệt tập trung ở bưởi cam chanh. Tuy nhiên, vitamin trong rau củ quả thường bị mất trong quá trình chế biến, nên ăn sống tốt hơn.

- Vitamin B1 có trong các loại ngũ cốc và thịt.

- Vitamin E có nhiều trong thực phẩm chứa nhiều chất béo như đậu phộng (lạc), mè, lòng đỏ trứng trong mầm lúa, mầm đậu đỗ, giá sống...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật