Những thuốc gây cao huyết áp và nhiều tác dụng phụ khác

Hãy chắc chắn bất kỳ thuốc mà bạn chọn để dùng là an toàn cho người bị cao huyết áp.

Cao huyết áp và độ an toàn của thuốc

Để chắc chắn thuốc trị cao huyết áp có hiệu quả, bạn tránh dùng một số loại thuốc khác vì:

- Một số thuốc có thể làm tăng huyết áp Nếu bạn mới bị cao huyết áp điều này có thể tăng mức độ nguy hiểm của bệnh.

 

- Một số thuốc có thể tương tác với thuốc hạ huyết áp Điều này cũng có thể ngăn cản thuốc đạt được tác dụng mong muốn.

Dưới đây là một số loại thuốc thông thường có thể làm tăng huyết áp trầm trọng hơn.

Thuốc kháng viêm phi steroid (NSAID)

NSAID gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn. Chúng thường được dùng để giảm đau hoặc kháng viêm do các bệnh như viêm khớp Tuy nhiên, NSAID có thể khiến cơ thể giữ nước và suy giảm chức năng thận Điều này có thể khiến huyết áp tăng cao hơn, gây áp lực lên tim và thận.

Thuốc NSAID thông thường có thể làm tăng huyết áp bao gồm:

- Ibuprofen (Advil, Motrin)

- Naproxen (Aleve, Naprosyn)

Bạn cũng có thể tìm thấy NSAID trong thuốc không kê đơn để điều trị các bệnh khác. Ví dụ như thuốc trị cảm lạnh thường chứa NSAID. Tốt hơn hết là nên kiểm tra nhãn mác bất cứ khi nào mua thuốc không theo đơn xem có chứa NSAID không.

Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên về việc chọn các thuốc thay thế, chẳng hạn như dùng acetaminophen thay cho ibuprofen.

Thuốc ho và cảm lạnh

Nhiều thuốc hocảm lạnh có chứa NSAID để giảm đau Như đã đề cập ở trên, NSAID có thể làm tăng huyết áp. Thuốc trị hocảm lạnh cũng thường chứa thuốc chống xung huyết. Thuốc chống xung huyết có thể làm tình trạng huyết áp tệ hơn khi:

- Thuốc chống xung huyết có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim

- Thuốc chống xung huyết có thể ngăn cản hiệu quả của thuốc cao huyết áp.

- Pseudoephedrine (Sudafed) là một loại thuốc thông mũi có thể làm tăng huyết áp.

Do đó, hãy tránh dùng thuốc chữa ho và cảm lạnh có chứa thành phần NSAID hoặc thuốc thông mũi, đặc biệt là pseudoephedrine. Hỏi bác sĩ để được tư vấn về những cách khác giúp giảm bớt những triệu chứng xung huyết, chẳng hạn như thuốc kháng histamine hay thuốc xịt mũi.

Thuốc điều trị đau nửa đầu

Một số thuốc điều trị đau nửa đầu có cơ chế làm co mạch máu trong đầu của bạn. Điều này làm giảm đau nửa đầu Tuy nhiên, chúng cũng làm co mạch máu trong khắp cơ thể bạn khiến huyết áp tăng lên, có thể đến mức nguy hiểm.

Nếu bạn bị cao huyết áp hoặc bất kỳ loại bệnh tim nào khác, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng thuốc chữa đau nửa đầu hay đau đầu nghiêm trọng.

Thuốc giảm cân

Một số thuốc giảm cân có thể khiến cho bệnh tim nặng hơn: Thuốc gây chán ăn có xu hướng tăng tốc độ đốt cháy năng lượng của cơ thể, dẫn tới tăng huyết áp và tạo nhiều áp lực cho tim

Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc giảm cân nào, phải kê đơn hay không, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Những thuốc này có thể hiệu quả để giảm cân nhưng có thể mang lại tác hại nhiều hơn là lợi ích.

Lời khuyên

- Đưa danh sách tất cả thuốc đang dùng, kể cả thuốc theo đơn và không theo đơn.

- Đọc kỹ nhãn thuốc trước khi mua những sản phẩm không theo đơn. Chắc chắn thuốc đó không chứa những thành phần khiến cho huyết áp  tồi tệ hơn, chẳng hạn như NSAID hoặc chất chống xung huyết.

- Nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc không kê đơn, chế phẩm thảo dược vitamin hoặc chế phẩm bổ sung dinh dưỡng khác.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật