Thuốc bổ tâm Xuân quang và một số thông tin thuốc cơ bản nên biết

Dược chất chính: Đương Quy

TỔNG QUAN

Tên khoa học

Angelica sinensis (Oliv.) Diels, họ Cần (Apiaceae).

Bộ phận dùng làm thuốc

Rễ đã phơi hay sấy khô (Radix Angelicae sinensae)

Thành phần hoá học

Tinh dầu, coumarin.

Công dụng

Chữa các chứng đau đầu đau lưng do thiếu máu điều hoà kinh nguyệt

Thuốc bổ tâm Xuân quang và một số thông tin thuốc cơ bản nên biết

Thuốc bổ tâm Xuân quang và một số thông tin thuốc cơ bản nên biết

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Liều dùng, Cách dùng

Ngày dùng 10-20g dạng thuốc sắc.

Điều trị các bệnh:

Huyết hư: biểu hiện da xanh xao mắt thâm quầng nhiều lòng trắng môi thâm lưỡi nhợt nhạt người gầy yếu, kém ăn mất ngủ thường xuyên choáng váng đau đầu hoa mắt…, thường gặp ở những người mới ốm dậy người già phụ nữ sau khi sinh hoặc sau mắc sốt rét sốt xuất huyết viêm gan nhiễm ký sinh trùng (giun móc, giun tóc)… Để điều trị, YHCT thường sử dụng các thuốc bổ huyết như: đương quy, thục địa bạch thược long nhãn…

Huyết trệ (hay huyết ứ): cơ thể bị chấn thương tụ máu gây bầm tím, cơ nhục đau đớn đau dây thần kinh đau xương, khớp…; hoặc bế kinh đau bụng kinh; hoặc ứ huyết sau sinh gây đau bụng hoặc huyết lưu thông kém gây tức ngực, đau sườn đau đầu choáng váng… Trường hợp này thường sử dụng các thuốc hoạt huyết, như đan sâm ích mẫu kê huyết đằng, tô mộc, nga truật…

Xuất huyết: biểu hiện như xuất huyết dưới da chảy máu cam chảy máu chân răng chảy máu đường tiêu hóa (dạ dày, ruột…), trĩ xuất huyết băng kinh… Thường dùng các thuốc mang tính chỉ huyết như địa du, trắc bách diệp, hà diệp, cỏ nhọ nồi đại kế, tiểu kế… (sao đen hoặc sao cháy). Trên thực tế lâm sàng, các chứng bệnh thường xuất hiện đan xen các triệu chứng, như vừa bị chứng huyết hư lại kèm chứng ứ huyết, vừa bị thiếu máu lại bị bế kinh, đau bụng… hoặc vừa bị thiếu máu song vẫn bị chảy máu cam xuất huyết dưới da… Để điều trị các triệu chứng trên, đương quy là vị thuốc phù hợp nhất.

Qua thực tế điều trị người ta thấy phần đầu của đương quy (quy đầu) vừa có tác dụng bổ huyết song lại thiên về tác dụng chỉ huyết; còn phần các đuôi rễ (quy vĩ), ngoài tác dụng bổ huyết, lại thiên về tác dụng hoạt huyết. Do đó tác dụng của đương quy dùng để trị các bệnh sau:

Thiếu máu dẫn đến hoa Mắt chóng mặt da dẻ xanh xao người gầy yếu : đương quy xuyên khung bạch thược, thục địa mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1thang, uống liền 3 – 4 tuần lễ đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Trường hợp khí và huyết đều kém, người mệt mỏi vô lực, da xanh xao, gầy còm : đương quy 12g hoàng kỳ 40g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3 – 4 tuần lễ. Hoặc đương quy nhân sâm (đảng sâm) bạch linh bạch truật bạch thược, thục địa mỗi vị 12g; xuyên khung 8g cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3 – 4 tuần lễ; hoặc dùng dưới dạng viên hoàn, uống dài ngày.

Trị chứng bế kinh đau bụng kinh: đương quy, sinh địa ngưu tất hồng hoa xuyên khung mỗi vị 6g; chỉ xác 8g; sài hồ cam thảo mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị các chứng xuất huyết: đương quy, bồ hoàng đại hoàng hòe hoa a giao mỗi vị 30g. Tất cả các vị thuốc đều tán sao, thêm mật ong làm hoàn, ngày 2 lần, mỗi lần 10g.



Trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết đều kém, cơ thể gầy yếu, kém ăn, kém ngủ: đương quy viễn chí cam thảo mỗi vị 4g; bạch truật, hoàng kỳ, bạch linh, hắc táo nhân mỗi vị 12g; đảng sâm, mộc hương mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Do trong thành phần có chứa tinh dầu mùi vị rất thơm ngon, đương quy còn được sử dụng trong chế biến các món ăn hằng ngày, vừa có giá trị dinh dưỡng cao, vừa có tác dụng chữa bệnh

LƯU Ý

Do đương quy có tính nhuận hoạt tràng nên những người bị viêm đại tràng thể hàn, phân thường xuyên nát, lỏng không nên dùng

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật