Thuốc điều trị bệnh loãng xương và các tác dụng phụ cần lưu ý

Bệnh loãng xương là bệnh lý mạn tính của xương, nguyên nhân chưa rõ nhưng có liên quan nhiều yếu tố như tuổi tác giới tính nội tiết tố, đặc biệt là estrogen từ buồng trứng chế độ ăn uốngtập luyện các bệnh tật đi kèm thuốc men đang dùng... Cách điều trị hiện nay cũng rất đa dạng, gồm nhiều biện pháp và có nhiều loại thuốc đã và đang được sử dụng. Hiện nay có nhiều người bị loãng xương cần điều trị bằng thuốc Song do phải điều trị lâu dài nên nhiều bệnh nhân đã tự ý dừng thuốc, uống thuốc điều trị bệnh loãng xương không liên tục... nên bệnh không đỡ, thậm chí gặp nhiều tác dụng không mong muốn.

Thuốc điều trị bệnh loãng xương

Thuốc điều trị được chia thành hai nhóm: nhóm chống quá trình hủy xương và thuốc tăng quá trình tạo xương. Trên thực tế, hầu hết các loại thuốc đang sử dụng đều thuộc nhóm chống huỷ xương. Thuốc alendronate vitamin D (fosamax plus) là một loại thuốc rất phổ biến thuộc nhóm chống hủy xương. Về nguyên tắc, thuốc được khuyến cáo dùng liên tục trong ít nhất 3 năm và kéo dài tối đa 5 năm, nếu không có các chống chỉ định hoặc tác dụng phụ cần ngưng thuốc như suy thận viêm thực quản đang tiến triển hoại tử xương hàm, bệnh lý tim mạch nặng,...

Thuốc điều trị bệnh loãng xương cần dùng theo chỉ định của bác sỹ

Thuốc điều trị bệnh loãng xương cần dùng theo chỉ định của bác sỹ

Việc dùng thuốc liên tục giúp cho hiệu quả bảo vệ xương được đầy đủ, ngược lại, việc uống cách khoảng lại làm giảm tác dụng của thuốc khá nhiều. Thậm chí trong một số nghiên cứu đã chứng minh khi bệnh nhân bỏ liều cách khoảng 50% hiệu quả bảo vệ xương chỉ còn 10%! Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được thăm khám định kỳ để đánh giá tình hình. Sau khi điều trị 5 năm, bệnh nhân được khám và đánh giá lại để quyết định tiếp tục, ngưng hoặc thay đổi phương thức điều trị.

Ngoài ra, còn một số tác dụng phụ chung nhưng hiếm gặp của các thuốc nhóm bisphosphonate là: hoại tử xương hàm rung nhĩ Riêng thuốc dùng đường uống thường có một số rối loạn tiêu hóa như nuốt khó viêm thực quản viêm dạ dày

Tóm lại, khi sử dụng thuốc điều trị bệnh loãng xương người bệnh cần dùng thuốc liên tục và được các bác sĩ chuyên khoa xương khớp theo dõi, tư vấn đầy đủ. Người bệnh cần có chế độ ăn uống (hoặc dùng thêm nếu cần) lượng canxivitamin D đầy đủ (250ml sữa tươi cung cấp khoảng 300mg canxi nguyên tố), nếu là người khoẻ mạnh có chế độ ăn tốt thì chỉ cần cung cấp thêm 1-2 khẩu phần sữa như trên hàng ngày. Ngoài ra, người bệnh nên có những buổi tập vận động ngoài trời 4 - 5 lần/tuần với thời lượng 30 - 60 phút, cường độ vừa phải tùy theo sức khoẻ hiện tại của mình.

Một số thuốc điều trị bệnh loãng xương

- Bổ sung canxi dạng uống: Đối với canxi dạng uống nên bổ sung khoảng 1000mg/ngày, người có nguy cơ loãng xương nặng hoặc trên 60 tuổi cần sử dụng khoảng 1.500mg/ngày. Tác dụng phụ khi sử dụng canxi gây táo bónsỏi thận Do đó, khi sử dụng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý tùy tiện sử dụng thuốc một cách bừa bãi.

- Bổ sung vitamin D: vitamin D là một nhóm các secosteroid tan được trong chất béo có chức năng làm tăng cường khả năng hấp thụ canxi và phosphate ở ruột. Với sự bổ sung calci 1.200mg/ngày và vitamin D 800IU/ngày sau 18 tháng ở các đối tượng có nồng độ vitamin D thấp cho thấy nguy cơ gãy xương giảm 43%.

Vitamin D giúp tăng khả năng hấp thụ canxi cho cơ thể bạn

Vitamin D giúp tăng khả năng hấp thụ canxi cho cơ thể bạn



- Estrogen: estrogen được sử dụng nhiều năm ở phụ nữ mãn kinh và loãng xương. Liệu pháp thay thế hormon có khả năng ngăn ngừa mất xương và tăng mật độ xương qua tương tác với các thụ thể estrogen trên bề mặt các tế bào xương, kích hoạt các genprotein xương và giảm hoạt động những cytokin kích hoạt các tế bào hủy xương. Vì vây, Estrogen được chỉ định trong việc phòng ngừa chứ không phải cho điều trị loãng xương. Ngoài ra, Estrogen chống chỉ định ở những người phụ nữ có tiền sử thuyên tắc mạch.

- Biphosphonat: Khác với estrogen, biphosphonat là thuốc điều trị bệnh loãng xương được dùng cho cả nam và nữ có thể ngăn ngừa bệnh (do dùng corticoid kéo dài hoặc ở nữ giới sau thời kỳ mãn kinh), ngăn ngừa gãy xương thoái hóa và điều trị loãng xương Bên cạnh những công dụng thì biphosphonat cũng có một số tác dụng phụ như viêm loét, trợt, thậm chí gây thủng thực quản dạ dày và hoại tử xương hàm. Vì vậy, cần được cân nhắc trước khi sử dụng hoặc phải có sự đồng ý của bác sĩ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật