Dị vật đường thở ở người cao tuổi cực nguy hiểm, chớ xem nhẹ!

Người cao tuổi khi bị dị vật đường thở dễ nhầm với các bệnh nội khoa nên dễ bị bỏ sót. Dị vật đường thở còn tồn tại sẽ gây biến chứng như viêm phổi dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như lao phổi, u phổi hay tràn dịch màng phổi do các nguyên nhân khác.

Người cao tuổi khi bị dị vật đường thở dễ nhầm với các bệnh nội khoa nên dễ bị bỏ sót. Dị vật đường thở còn tồn tại sẽ gây biến chứng như viêm phổi dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như lao phổi, u phổi hay tràn dịch màng phổi do các nguyên nhân khác.

Xương cá rô nằm 9 tháng trong… phế quản

Bệnh nhân Trần Minh N. sinh năm 1933 ngụ tại Đà Lạt, Lâm Đồng, nhập viện điều trị tại BV. Thống Nhất TP.HCM với chẩn đoán bị tràn dịch màng phổi Trước nhập viện 9 tháng, bệnh nhân bị sặc khi ăn cá rô phi, sau đó thấy vướng ở vùng hầu họng. Đến khám tại phòng khám tai mũi họng, bệnh nhân thấy đột ngột bị đau vùng họng và cảm giác như bị sặc dữ dội nên từ chối không khám nữa. Trước nhập viện một tháng, bệnh nhân thấy sốt có lúc sốt lạnh run ho khan kéo dài, tức ngực ăn uống kém, gầy sụt cân khoảng 8 – 9 kg. Bệnh nhân Trần Minh N. nhập viện điều trị tại BV. Thống Nhất trong tình trạng nhiễm trùng nặng, sốt cao từng cơn nhiệt độ 38 - 400C, lạnh run, môi khô, lưỡi đơ đau tức ngực trái thường xuyên… Kết quả X-quang phổi thấy mờ không đều gần toàn bộ phổi phải, trung thất bị kéo lệch nhẹ sang phải. CT-Scan ngực bác sĩ nghĩ đến u phổi phải, tràn dịch màng phổi phải. Dịch màng phổi màu đỏ, không đông, nhiều tế bào viêm xét nghiệm dịch không có tế bào ác tính nội soi phế quản cho bệnh nhân thấy dị vật phế quản. Ông được hút mủ, rửa phế quản. Tuy nhiên, do người bệnh tụt huyết ápsuy hô hấp nên các bác sĩ đã không tiến hành thủ thuật gắp dị vật ra được. Nội soi phế quản lần 2 gắp ra được mảnh xương cá có nhiều góc cạnh, kích thước khoảng 1 x 2cm. Các bác sĩ đã chọc dịch màng phổi hút khoảng 1.200ml dịch đỏ không đông, mở dẫn lưu màng phổi, rửa sạch mủ, fibrin và dùng kháng sinh chọn lọc. Sau 3 tuần điều trị, bệnh nhân hết ho hết sốt, hết tức ngực, ăn ngon miệng tăng cân và xuất viện.

Dễ nhầm lẫn

TS.BS. Lê Thị Kim Nhung, khoa Tai Mũi Họng - BV. Thống Nhất cho biết, dị vật đường thở có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu có tắc nghẽn nặng các đường hô hấp lớn (thanh môn, khí quản), đôi khi dị vật nhỏ rơi xuống nhanh phế  quản , ít gây kho  thở nên bị bỏ qua lâu ngày thành dị vật bỏ quên, gây áp-xe phổi ho ra máu xẹp phổi Dị vật đường thở ở người lớn hiếm gặp hơn nhiều so với trẻ em và thường xảy ra trên các đối tượng có yếu tố nguy cơ (bệnh thần kinh có rối loạn phản xạ ho, nuốt hay các đối tượng lạm dụng thuốc an thần rượu) hoặc trong các hoàn cảnh thuận lợi (điều trị răng khi đang cười…). Dị vật đường thở là một tình trạng khẩn cấp đe dọa tính mạng với tỉ lệ tử vong trong giai đoạn trước khi tới bệnh viện lên tới 3%. Tại bệnh viện việc hỏi bệnh để tìm lại các triệu chứng của hội chứng xâm nhập và khám phổi là các việc có ý nghĩa quan trọng đặc biệt giúp chẩn đoán.

Theo TS. Lê Thị Kim Nhung, ở người lớn tuổi, dị vật đường thở xảy ra trên bệnh nhân bị tai biến mạch não, bệnh nhân có răng giả, ăn uống khó khăn. Bệnh cảnh lâm sàng khởi đầu, hội chứng xâm nhập ít được chú ý và ghi nhận hơn trẻ em, chỉ khoảng dưới một nửa các trường hợp (38%) là có hội chứng xâm nhập, dễ nhầm với các bệnh nội khoa khác nên dễ bị bỏ qua. Nếu bệnh nhân qua được cơn suy hô hấp cấp, dị vật đường thở còn tồn tại sẽ gây biến chứng như viêm phổi dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như lao phổi abcess phổi hay u phổi hay tràn dịch màng phổi do các nguyên nhân khác. Dị vật gây biến chứng tùy theo vị trí tại chỗ dị vật lưu lại như chảy máu trầy xước, viêm nhiễm , hoặc làm mủ. Có thể ổ mủ này lan rộng, hay vỡ vào các khoang kế cận như khoang màng phổi, khoang trung thất, làm ngập đường thở, dẫn đến suy hô hấp

Nếu là dị vật có cản quang như kim loại, chụp X-quang có thể cho biết vị trí, hình dáng dị vật, có thể có xẹp phổi, nếu dị vật ít cản quang như các loại hạt xương mềm thường khó thấy dị vật. Để chẩn đoán xác định thường bằng nội soi phế quản, đôi khi thấy trên CT-Scan.

Soi phế quản không những là một phương pháp xác định chẩn đoán bản chất, vị trí nơi dị vật nằm mà còn là phương pháp điều trị lấy dị vật ra khỏi đường hô hấp hiệu quả, oan toàn và kinh tế nhất. Những dị vật trơn nhẵn như trái cây khó thối rữa và ít gây nhiễm trùng. Bệnh nhân bị dị vật phế quản là xương cá, chứa nhiều vi khuẩn dễ bị thối rữa, rất dễ nhiễm trùng phổi nặng nề. Việc điều trị gắp bỏ dị vật, hút mủ và rửa sạch cây phế quản, kết hợp kháng sinh mạnh ngay khởi đầu, dẫn lưu mủ màng phổi sớm, kết hợp tập thở phục hồi chức năng hô hấp đã cho kết quả tốt.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật