Khả năng phục hồi sau phẫu thuật khi bị ung thư trực tràng như thế nào?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có 1 triệu ca mắc ung thư đại trực tràng.

Nguyên nhân gây bệnh

Ngoài các yếu tố như cơ địa di truyền các bệnh lý ở đại trực tràng ung thư đại trực tràng thường do lối sống sinh hoạt ăn uống ung thư đại tràng và trực tràng phần lớn do lối sống không lành mạnh béo phì thiếu hoạt động thể chất hút thuốc gây ra. Một số nghiên cứu cho rằng thói quen và lối sống của nam giới thường kém lành mạnh hơn nữ giới, thói quen nghiện thuốc lá uống rượu nhưng lại ít quan tâm đến việc khám sức khỏe định kỳ. Đây là lý do khiến xu hướng mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới

Dấu hiệu, triệu chứng

-    Thay đổi thói quen đại tiện.

-    Tiêu chảy, thường xuyên có cảm giác đi ngoài không hết.

-    Đi ngoài ra máu (đỏ tươi hoặc đen sẫm).

-    Khuôn phân nhỏ hơn bình thường.

-    Cảm thấy khó chịu khắp bụng (bụng thường bị đau vì trướng hơi, cổ trướng đầy bụng và/hoặc co thắt).

-    Thường xuyên mệt mỏi

-    Có thể chán ăn buồn nôn

-    Giảm cân không rõ nguyên nhân.

Điều trị

Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt căn trong ung thư đại trực tràng. Thông thường việc phẫu thuật nhằm cắt bỏ khối u cùng các hạch lân cận. Sau khi tiến hành phẫu thuật, nếu có di căn hạch, người bệnh buộc phải điều trị hóa trị. Các hóa chất được sử dụng đều giúp giảm tỷ lệ tử vong và tăng thời gian sống thêm cho người bệnh.

Xạ trị được chỉ định đối với ung thư trực tràng đoạn giữa và đoạn thấp, trong trường hợp khối u chiếm hơn một nửa lòng ống trực tràng hoặc dính, xâm lấn tổ chức xung quanh. Xử trí với các trường hợp khối u không cắt bỏ được, cần tiến hành xạ trị với liều xạ cao, đồng thời kết hợp hóa trị với xạ trị.

Khả năng phục hồi sau điều trị ung thư

Nếu bệnh nhân mắc bệnh ung thư đại trực tràng được chẩn đoán sớm và tiếp nhận điều trị phù hợp thì 90% trường hợp sẽ sống được 5 năm. Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ giảm xuống nếu ung thư đã di căn hạch hoặc cơ quan khác. Tỉ lệ sống sau 5 năm cho mỗi giai đoạn cụ thể như sau:

Giai đoạn khu trú: 90,4%

Giai đoạn di căn gần: 68,1%

Giai đoạn di căn xa: 9,8%.

Biến chứng có thể xảy ra

Thủng đường ruột: bệnh nhân bị thủng đường ruột thường có những biểu hiện điển hình như cứng cơ bụng, ấn bị đau hoặc đau bụng cấp tính.

Xuất huyết: một hoặc nhiều lần đại tiện ra máu trong thời gian ngắn, ra nhiều máu, làm cho nhịp tim tăng lên, thậm chí dẫn đến sốc, nguy hiểm đến tính mạng.

Tắc nghẽn do khối u: Khối u không ngừng phát triển to hơn, gây hẹp đường ruột, dẫn đến tình trạng sưng ruột nhiễm trùng thậm chí nhiễm độc máu.

Phòng ngừa bệnh bằng lối sống lành mạnh

Không dùng quá nhiều thịt, chất béo có nguồn gốc từ đạm động vật. Bổ sung thật đầy đủ chất xơ từ trái cây sạch rau củ tươi, lúa mạch… Những chất này làm loãng chất sinh ung thư trong phân tăng nhu động ruột làm giảm thời gian ứ đọng phân, giúp tăng cường phát triển những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Uống thêm canxi Bổ sung các loại vitamin A, E và C.

Tích cực vận động, luyện tập thể dục Nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân ung thư ruột giai đoạn III đã được tiến hành phẫu thuật, nếu luyện tập aerobic thường xuyên sẽ giảm nguy cơ tái phát bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật