Khó mang thai nếu bị stress kéo dài, bạn chớ chủ quan!

Cơ thể quá gầy hoặc quá béo, hút thuốc lá thụ động, stress... đều có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em.

Tiến sĩ Francisco Arredondo, chuyên gia về nội tiết và sinh sản tại San Antonio, Texas, Mỹ, đưa ra một số tác nhân có thể hoặc không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của bạn:

Quá béo

Việc thừa cân có thể ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hoóc-môn và khiến chị em khó dính bầu, tiến sĩ William Schlaff, phụ trách khoa sản và Phụ khoa, Cao đẳng Y Jefferson, Đại học Thomas Jefferson, Philadelphia cho biết.

Chị em càng thừa nhiều cân thì chức năng buồng trứng càng dễ bị suy giảm. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy, nếu bị béo phì từ lúc 18 tuổi thì chị em dễ bị hội chứng buồng trứng đa nang và khó thụ thai buồng trứng đa nang là một trong những bệnh rối loạn nội tiết phổ biến nhất ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh

Quá gầy

Không chỉ béo phì mà người quá gầy cũng ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh sản của chị em. Lý do là vì những phụ nữ có chỉ số BMI quá thấp sẽ thiếu hoóc-môn leptin - giúp kiểm soát cảm giác đói và no. Việc thiếu leptin khiến kinh nguyệt không đều, theo một nghiên cứu năm 2009 của Đại học Harvard.

Việc duy trì cân nặng ở mức có lợi cho sức khỏe là một trong những yếu tố quan trọng nhất chị em có thể làm để tăng khả năng có thai. Vì thế, bạn cần có chế độ ăntập luyện phù hợp.

Tuổi tác

Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh thường 40 - 50 tuổi, chị em không còn rụng trứng và khó có thai. Tuy nhiên, ngay cả trước khi đến giai đoạn này, bạn vẫn có thể gặp vấn đề về khả năng sinh sản khi kinh nguyệt không đều và số lượng trứng giảm, được gọi là tiền mãn kinh

Không có một độ tuổi nhất định khi khả năng sinh sản giảm đi, tuy nhiên theo nhiều bác sĩ sau tuổi 35 khả năng mang thai càng khó hơn. Dù vậy độ tuổi này cũng khác biệt, có chị em bị suy buồng trứng sớm, ngược lại có người vẫn có khả năng sinh sản khi ở tuổi 40.

Mẹ của bạn

Bạn hãy hỏi mẹ mình xem khi nào bà bước vào thời kỳ mãn kinh. Nếu bà bị mãn kinh sớm thì rất có thể bạn cũng thế. Phụ nữ thường sinh ra với một số lượng trứng nhất định và chắc chắn là yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định việc bạn sinh ra có ít hay nhiều trứng hơn bình thường…

Tuy nhiên, bạn có thể tránh được kịch bản này. Vì thế hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Hóa chất gia dụng

Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm thuốc trừ sâu và các hóa chất công nghiệp có thể làm giảm đến 29% khả năng có bầu của các cặp đôi, theo một nghiên cứu năm 2013. Một nghiên cứu khác năm 2015 của Đại học Washington cũng chỉ ra 15 hóa chất phổ biến có liên quan đến mãn kinh sớm. Những hóa chất này có thể kể đến như polychlorinated biphenyls (PCBs) - một nhóm các hóa chất độc hại, phthalate, furan…

Thuốc lá

Hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai nhưng cũng ảnh hưởng đến khả năng có bầu của chị em. Khói thuốc lá làm thay đổi nồng độ một số hoóc-môn và gây tổn thương ADN ở cả phụ nữđàn ông Ngay cả những phụ nữ hút thuốc lá vừa phải, thậm chí là hút thuốc lá thụ động cũng bị ảnh hưởng nội tiết và có thể gặp các vấn đề khả năng sinh sản đáng kể.

Rượu

Hiện chưa có bằng chứng cho thấy uống vài cốc rượu mỗi tuần sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ uống hơn một cốc mỗi ngày có nguy cơ cao bị rối loạn rụng trứng Một nghiên cứu năm 2004 của các nhà khoa học Thụy Điển cũng chỉ ra mối liên hệ này. Họ theo dõi hơn 7.000 phụ nữ trong 18 năm.

Bạn có thể đã biết là không nên uống rượu khi có bầu. Việc uống rượu trong những tháng đầu của thai kỳ có thể dẫn đến đẻ non. Còn liệu nó an toàn nếu uống vào những tháng cuối thì vẫn còn đang được tranh luận. Nhiều bác sĩ cho rằng một lượng nhỏ chất có cồn thì không sao nhưng Cơ quan kiểm soát bệnh truyền nhiễm Mỹ cho rằng không nên uống rượu cho đến khi có bằng chứng rõ ràng khẳng định nó không ảnh hưởng đến em bé.

Tập thể dục cường độ cao

Luyện tập giúp bạn giữ vóc dáng, khỏe mạnh và tràn đầy sức sống - điều này rất quan trọng nếu bạn đang cố gắng có bầu. Tuy nhiên, bạn nên biết nếu tập luyện cường độ quá cao lại tác động không tốt đến sự rụng trứng. Một nghiên cứu năm 2012 nhận thấy những chị em có cân nặng bình thường nếu luyện tập cường độ cao hơn 5 giờ mỗi tuần có thể khó có thai hơn.

Dấu hiệu rõ ràng nhất bạn có thể thấy là thay đổi chu kỳ kinh nguyệt Nếu bạn thấy chù kỳ kinh nguyệt ngắn hơn và lượng máu ra ít đi thì nên đi khám để được bác sĩ tư vấn.

Các phương pháp tránh thai

Một khi bạn ngừng sử dụng biện pháp tránh thai bằng hoóc-môn, bạn có thể mang thai trong một tháng. Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ nếu bạn tiêm thuốc tránh thai Mỗi lần tiêm này giúp bạn tránh thai trong 12 - 14 tuần. Một số chị em sẽ có bầu lại khoảng một tháng khi hiệu quả của thuốc hết, một số lại có thể mất đến một năm. Vì thế, bác sĩ khuyến cáo nên nên ngừng tiêm thuốc ngừa thai vài tháng nếu có ý định mang thai

Bệnh tuyến giáp

Một nghiên cứu năm 2015 chỉ ra rằng những phụ nữ khó có bầu có tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc kém hiệu quả. Rối loạn tuyến giáp ảnh hưởng đến sự rụng trứng và gây ra các vấn đề vô sinh.

Các bệnh khác

Các bệnh như hội chứng buồng chứng đa nang, lạc nội lạc tử cung u xơ tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng có thai hoặc giữ được thai. Các rối loạn tự miễn như lupus ban đỏ viêm khớp dạng thấp cũng có thể khiến chị em khó thụ thai, lý do vì cơ thể không phép trứng được thụ tinh thậm chí là tấn công tinh trùng

Trong nhiều trường hợp, chị em vẫn có thể có thai và sinh ra em bé khỏe mạnh. Vì thế, trước khi có bầu, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn đầy đủ.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia và bệnh lậu có thể dẫn đến viêm xương chậu và khó thụ thai. Thực tế, khuẩn chlamydia có thể gây viêm ống dẫn trứng mà không có biểu hiện gì khác. Nhiều chị em không biết có bệnh đến khi khó có bầu. Ngoài ra viêm âm đạo không dẫn đến vô sinh.

Stress

Theo một nghiên cứu năm 2014, những chị em thường xuyên bị căng thẳng thì khó có bầu hơn. Các nhà nghiên cứu stress là nguyên nhân khiến bạn khó có bầu, nhưng trước khi lên kế hoạch mang thai bạn nên học cách quản lý căng thẳng

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật