Người cao tuổi nên dùng kháng sinh như thế nào, bạn có biết?

Trong suốt cuộc đời của một người cao tuổi (NCT) có thể có ít nhất là một lần hoặc nhiều lần bị nhiễm khuẩn dù nặng hay nhẹ. Và mỗi một lần bị nhiễm khuẩn như vậy có thể đã được dùng một loại kháng sinh nào đó, nay do thói quen dùng lại loại kháng sinh đó thì ít nhiều hạn chế tác dụng hoặc có trường hợp giảm hẳn tác dụng, chưa kể có khi còn gây nguy hiểm.

NCT có trở ngại gì khi dùng thuốc kháng sinh?

Do đặc điểm sinh lý của NCT cho nên có nhiều điều bất lợi khi NCT dùng thuốc kháng sinh Khi dùng thuốc kháng sinh bằng đường uống thì khả năng hấp thu thuốc ở đường tiêu hóa sẽ giảm làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị (bệnh khỏi chậm hoặc không khỏi).

Mức độ hấp thu thuốc kháng sinh giảm nhiều hay ít còn tùy thuộc vào mức độ lão hóa của cơ thể từng người. Nếu mức độ lão hóa ít thì sự hấp thu tốt hơn nhiều so với  cơ thể có sự lão hóa nhiều. Và khi mức độ lão hóa tăng thì khả năng gắn protein vào huyết tương cũng giảm. Nếu kháng sinh gắn vào protein huyết tương giảm sẽ làm xuất hiện hiện tượng kháng sinh lưu hành trong cơ thể dưới dạng tự do và gây độc cho cơ thể.  

Sự phân phối thuốc kháng sinh trong cơ thể NCT cũng có nhiều thay đổi, hiện tượng này tùy thuộc vào tính chất của từng loại thuốc kháng sinh và trạng thái bệnh lý của từng người. Ví dụ, khi NCT bị bệnh viêm thận mà dùng thuốc gentamicin thì thuốc sẽ gắn nhiều vào hồng cầu, do đó lượng gentamicin sẽ tăng cao trong huyết tương có thể gây thiếu máu và một số tai biến khác. Việc đào thải thuốc kháng sinh qua đường thận cũng sẽ giảm, nhất là các loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm bêta-lactam, amynoglycoside, sulfamide, co-trimoxazol... do NCT có hiện tượng suy giảm nephron kéo theo suy giảm chức năng của thận.    

Ngoài ra, ở NCT thường hay bị thiếu vitamin K, loại vitamin thường do một số tạp khuẩn đường ruột tổng hợp nên nhưng do dùng các thuốc kháng sinh đào thải qua đường tiêu hoá kéo dài (liều lượng và thời gian sử dụng không theo chỉ định của bác sĩ, khi thấy rối loạn tiêu hóa thì tự mua thuốc uống) sẽ tiêu diệt một số vi khuẩn sinh vitamin K làm cho NCT thiếu đi một lượng vitamin K đáng kể. Mặt khác, một số vi khuẩn đường ruột có khả năng giáng hóa digoxin ở ống tiêu hoá, nếu dùng kháng sinh đào thải qua đường ruột quá nhiều sẽ làm tăng hấp thu digoxin và làm cho nồng độ digoxin trong huyết tương tăng cao, làm độc tính cũng tăng theo cho cơ thể NCT.

Một số thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến chức năng của gan như sulfamid, lincomycin clindamycin nhóm quinolon, vì vậy khi NCT bị suy gan (đã được bác sĩ chẩn đoán) thì dùng các loại thuốc kháng sinh càng phải thận trọng.

Ngoài ra, có một số thuốc kháng sinh có chứa Na+, K+ tuy hàm lượng thấp nhưng khi dùng liều cao và thời gian kéo dài như carboxypenicillin penicillin có thể gây độc cho người bệnh, đặc biệt là NC. Nhóm aminoglycoside gây độc cho thận cơ quan thính giác (ốc tiền đình) nên khi dùng cho NCT phải được căn dặn kỹ càng và có hướng theo dõi cẩn thận (ví dụ, hẹn tái khám sau khi hết thuốc hoặc khi uống thuốc có hiện tượng gì bất thường cần thông báo cho bác sĩ biết ngay và ngưng thuốc để chờ ý kiến của bác sĩ). Một số thuốc kháng sinh như carbenicillin, colistin có khả năng làm giảm kali máu cho nên cần thận trọng khi dùng kết hợp với các thuốc nhuận tràng thuốc lợi tiểu thuốc glyccoside trợ tim Nên hạn chế dùng (hoặc chỉ dùng khi thật cần thiết) đối với nhóm chloramphenicol rifamicin, nitrofurantoin, gentamicin, lincomicin.

Khi nào NCT cần dùng kháng sinh?

Trong mọi trường hợp kháng sinh chỉ được dùng khi bác sĩ khám bệnh xác định là có bệnh nhiễm trùng bởi vi khuẩn hoặc vi nấm hoặc mắc bệnh nhiễm virut nhưng có bội nhiễm vi khuẩn (ví dụ bị mắc bệnh cúm do virut cúm nhưng viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn). Cũng có trường hợp người ta dùng kháng sinh phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật. Tuy vậy, trong các bệnh nhiễm khuẩn thì việc dùng kháng sinh nào là hoàn toàn do bác sĩ khám bệnh cho người bệnh đó quyết định trên cơ sở biết được chắc chắn vi khuẩn gì, kết quả của thực nghiệm kháng sinh đồ là điều lý tưởng nhất, nếu không sẽ dựa vào phác đồ điều trị của Bộ Y tế ban hành (bởi vì mỗi cơ thể và mỗi một bệnh nhiễm khuẩn có thể dùng mỗi loại kháng sinh khác nhau).  

Ngày nay các bác sĩ điều trị đều biết được để hạn chế vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh thì ngay từ đầu đều phải dùng kháng sinh phổ hẹp. Để tránh xảy ra hiện tượng dị ứng thuốc kháng sinh (lưu ý là có trường hợp dị ứng muộn) cần hỏi kỹ người bệnh về tiền sử sử dụng thuốc kháng sinh và cho làm phản ứng trước lúc sử dụng thuốc kháng sinh, đặc biệt là loại thuốc kháng sinh tiêm hoặc truyền tĩnh mạch Nên dùng kháng sinh sớm khi đã có chẩn đoán lâm sàng là bệnh nhiễm khuẩn Nên tránh các thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến chức năng của thận, nếu bắt buộc phải dùng thì cần giảm liều và cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ đã khám bệnh và cho mình đơn thuốc kháng sinh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật