Những điều phụ nữ cần biết về thai nghén, cực phí nếu bỏ qua
Thai nghén có nguy cơ cao là tình trạng thai nghén không có lợi cho bà mẹ thai nhi và trẻ sơ sinh Phụ nữ nên tự chăm sóc, phát hiện và hỏi bác sĩ về các yếu tố nguy cơ cao khi có thai.
1. Làm thế nào có thể tự phát hiện các yếu tố nguy cơ khi có thai?
Người phụ nữ có thể tự phát hiện được các yếu tố nguy cơ của mình, nếu ở trong các nhóm đối tượng sau đây, thì sẽ có những nguy cơ cao khi có thai.
Tuổi khi có thai:
+ Nếu có thai dưới 16 tuổi, thì sẽ dễ bị đẻ khó, đẻ non, nguy cơ xảy thai thai chết lưu cao.
+ Nếu có thai trên 35 tuổi, thì sẽ bị đẻ khó, nguy cơ rối loạn nhiễm sắc thể sơ sinh dị dạng nguy cơ sảy thai thai chết lưu cao.
Thể trạng:
+ Nếu người phụ nữ quá béo (trên 70 kg) hoặc quá gầy (dưới 40 kg) cũng là một trong những yếu tố nguy cơ cho mẹ trong cuộc đẻ.
+ Những phụ nữ có chiều cao dưới 145cm thì sẽ đẻ khó.
Bệnh tật, yếu tố nguy cơ có sẵn:
+ Đã có tiền sử thai nghén, sinh đẻ khó khăn như đã từng bị thai xảy thai nhiều lần, bị thai chết lưu, đẻ non…
+ Bệnh huyết áp cao: Dễ bị sản giật dẫn đến nguy cơ tử vong bà mẹ và thai nhi
+ Bệnh thận: Dễ gây ra bệnh cao huyết áp mạn tính dẫn tới sản giật.
+ Bệnh đái tháo đường: Gây thai to và dễ tử vong.
+ Bệnh tim bệnh phổi: đặc biệt là bệnh tim có biến chứng gây tử vong cao.
+ Bệnh nội tiết: Basedow đái tháo đường dễ gây biến chứng cho bà mẹ và thai nhi.
+ Bệnh nhiễm vi-rút, nhiễm khuẩn: viêm gan B, Rubella… HIV giang mai herpec đường sinh dục.
+ Bệnh di truyền gia đình
Số con và khoảng cách giữa các lần thai nghén cũng là một trong các yếu tố nguy cơ cho bà mẹ và thai nhi khi sinh đẻ. Những phụ nữ có thai từ 3 lần trở lên; có khoảng cách giữa 2 lần sinh quá gần (1 năm), nhất là với trường hợp đã từng mổ đẻ hoặc quá xa (10 năm) có thể gây nên đẻ khó, đẻ gặp tai biến, đẻ non, suy dinh dưỡng thai nhi sinh ra thai nhi dị tật, dị dạng…; thậm chí có thể gây ra những biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến tính mạng cho bà mẹ và trẻ sơ sinh
Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố nguy cơ đối với bà mẹ và thai nhi chỉ phát hiện được khi người phụ nữ đi khám thai, chăm sóc thai nghén định kỳ tại cơ sở y tế.
+ Những bất thường về cấu tạo của đường sinh dục như tử cung đôi, tử cung hai sừng, vách ngăn tử cung… dễ gây đẻ non.
+ Các bệnh và yếu tố bất thường phát sinh trong kỳ thai này: Chẳng hạn như thiếu máu cao huyết áp do thai nghén, ngôi bất thường, thai to; nội tiết sinh dục kém dễ gây xẩy thai, bệnh về bất đồng nhóm máu, bệnh dễ chảy máu…
2. Cần làm gì để phát hiện và chăm sóc thai nghén có nguy cơ cao?
+ Khám sức khỏe trước khi dự kiến mang thai: phụ nữ khi có dự định mang thai hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa sản để được tư vấn, khám sức khỏe tổng quát, phát hiện các yếu tố nguy cơ, phát hiện và điều trị các bệnh mãn tính (tim, phổi thận viêm gan…).
+ Tiêm phòng vắc-xin dành cho phụ nữ trên 15 tuổi: vắc-xin uốn ván, vắc-xin rubella vắc-xin viêm gan B...
+ Xét nghiệm: Cả vợ và chồng nên đi làm một số xét nghiệm trước khi có thai. Ví dụ, xét nghiệm để phát hiện bệnh do di truyền, đột biến gen; bệnh về miễn dịch Đặc biệt với những cặp vợ chồng lớn tuổi hoặc quá trẻ; những phụ nữ và cặp vợ chồng có tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại, sống ở vùng nhiễm chất độc da cam; những phụ nữ và cặp vợ chồng bị nhiễm vi-rút (HIV) vi khuẩn ký sinh trùng; những người có tiền sử dùng các thuốc an thần chống co giật chống sốt rét
+ Tăng cường dinh dưỡng để chuẩn bị có thai.
+ Uống bổ sung sắt và a-xít folic ít nhất 4 tháng trước khi dự kiến mang thai A-xít folic có tác dụng giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ống thần kinh thai nhi.
+ Tẩy giun định kỳ 6 tháng đến 1 năm.
+ Không đẻ quá dày hoặc quá thưa.
+ Đi khám thai sớm: Phụ nữ khi có thai cần đi khám thai sớm (tốt nhất trong tháng đầu tiên đến dưới 3 tháng).
+ Khám thai định kỳ, khám thai ít nhất 4 lần và khám bất cứ khi nào có dấu hiệu bất thường: Trong quá trình mang thai người phụ nữ cần được khám thai, chăm sóc, theo dõi quản lý tại các cơ sở y tế chuyên khoa sản định kỳ theo lịch hẹn và khi có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, để được khám thai, xét nghiệm, tư vấn, chăm sóc đầy đủ. Lịch khám thai ít nhất 4 lần như sau: Lần thứ nhất, trong 3 tháng đầu tiên; Lần thứ hai, trong thời gian từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6; Lần thứ ba, vào tháng thứ 8; Lần thứ tư, vào tháng thứ 9.
+ Chăm sóc và điều trị với thai nghén nguy cơ cao: Phụ nữ có thai có các yếu tố nguy cơ cao, cần phải được khám thai, chăm sóc quản lý thai tại cơ sở y tế tuyến quận, huyện trở lên. Các bác sỹ, hộ sinh sẽ khám và xác định mức độ nguy cơ của bà mẹ, để có các chăm sóc, điều trị phù hợp.
- Tác hại của đường với chức năng tình dục của đàn ông (Thứ năm, 16:35:07 30/07/2020)
- Bác sĩ cảnh báo loài vi khuẩn 'ăn thịt người' từ món... (Thứ tư, 13:02:00 08/07/2020)
- Những điều tuyệt đối KHÔNG khi sơ cứu nạn nhân bị dính axit (Thứ tư, 10:10:05 27/02/2019)
- Giá trị "dược liệu" của gạo không thể không tìm... (Thứ tư, 09:20:03 27/02/2019)
- 6 sự thật khủng khiếp về các loại tiết canh "Made in nhà... (Thứ năm, 16:20:02 21/02/2019)
- Ðiều trị thế nào hiệu quả khi bị côn trùng cắn, đốt? (Thứ năm, 14:15:04 21/02/2019)
- Chậu cây cảnh trên bàn làm việc giải tỏa stress, bạn có biết? (Thứ năm, 11:15:08 21/02/2019)
- Mẹ Nhật trị ho cho con bằng cam nướng đơn giản không ngờ (Thứ năm, 10:40:09 21/02/2019)
- 7 loại cây giúp ngon giấc nên có trong phòng ngủ nên trồng... (Thứ tư, 11:05:08 20/02/2019)
- Dùng sữa chua khi uống kháng sinh, nên hay không? (Thứ tư, 10:20:05 20/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023