Triệu chứng bệnh động mạch ngoại biên bạn cần phải biết

Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) là một vấn đề tuần hoàn phổ biến trong đó động mạch thu hẹp làm giảm lưu lượng máu đến tay chân. Khi phát triển bệnh động mạch ngoại biên, tứ chi - thường là đôi chân, không nhận được đủ lưu lượng máu để theo kịp với nhu cầu. Điều này gây ra các triệu chứng, đặc biệt là chân đau khi đi bộ.

Triệu chứng Bệnh động mạch ngoại biên là gì?

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh động mạch ngoại biên là cảm giác chuột rút ở vùng đùi, hông và bắp chân xuất hiện khi đi bộ, trèo cầu thang hoặc khi gắng sức. Triệu chứng này đỡ hoặc hết khi được nghỉ ngơi dù chỉ vài phút.   

Cơ chế gây đau là khi cơ hoạt động, chúng cần được cấp máu nhiều hơn, nhưng do lòng mạch bị hẹp tắc bởi mảng xơ vữa, cơ bị thiếu máu nên gây ra triệu chứng đau Khi nghỉ ngơi, nhu cầu ôxy giảm xuống nên triệu chứng đau cũng giảm và hết. Hiện tượng đó gọi là đau cách hồi  

Nhiều người cho rằng đau chân là một triệu chứng thường gặp ở người già Người bệnh thường cho rằng đó là triệu chứng của bệnh viêm khớp hay đau dây thần kinh toạ hay hiện tượng cứng khớp ở người già.  

Đau chân do bệnh động mạch ngoại biên thường xuất hiện ở cơ (như cơ bắp chân) chứ không phải ở khớp.Với những bệnh nhân bị tiểu đường thì triệu chứng này có thể bị che lấp bởi triệu chứng đau, tê bì ở bàn chân hoặc đùi do biến chứng thần kinh, một biến chứng thường gặp của bệnh. 

Triệu chứng nặng của bệnh động mạch ngoại biên bao gồm:

- Đau chân không đỡ khi nghỉ ngơi. 

- Vết thương ở ngón chân hay bàn chân khó lành.

- Hoại tử bàn chân, ngón chân.

- Chân bên bị bệnh lạnh hơn chân lành hoặc lạnh hơn so với các phần chi phía trên.

Nếu bạn có những cơn đau lặp lại nhiều lần, hãy đi khám và mô tả chi tiết cơn đau để bác sỹ có thể định hướng và có thể cho bạn làm những thăm dò cần thiết.

Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch ngoại biên, mặc dù không có triệu chứng, việc tiến hành các thăm dò thường quy theo định kỳ có thể giúp bạn phát hiện được bệnh ngay từ giai đoạn sớm nhất.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch ngoại biên

Các yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát được như:  

- Độ tuổi

- Tiền sử gia đình bị bệnh động mạch ngoại biên, bệnh tim mạch hay đột quỵ

Những yếu tố nguy cơ có thể khống chế được như:

- Hút thuốc lá:
Đây là nguy cơ chính của bệnh động mạch ngoại biên. Những người hút thuốc lá có nguy cơ bị bệnh động mạch ngoại biên sớm hơn khoảng 10 năm những người không hút thuốc

- Béo phì: Làm tăng nguy cơ lắng đọng mỡ dư thừa vào thành mạch (bệnh xơ vữa mạch máu).

- Mỡ máu cao: Làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch (do tăng lắng đọng chất béo ở thành động mạch).

- Bệnh tiểu đường: Lớp nội mạc mạch cũng dễ bị tổn thương làm tăng nguy cơ lắng đọng mỡ dư thừa vào thành mạch.

- Bệnh tăng huyết áp: Áp lực trong thành mạch tăng lên có thể gây tổn thương thành mạch và gây lắng đọng các chất mỡ vào thành mạch.

- Ít vận động: Hoạt thể lực thường xuyên làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ timđột quỵ nó cũng làm tăng độ dài quãng đường mà người bị bệnh động mạch ngoại biên có thể đi mà không bị đau chân Chương trình tập luyện thể lực có giám sát là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân bị bệnh động mạch ngoại biên.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch ngoại biên cũng giống như các bệnhtim mạch khác. Phần lớn các yếu tố này đều có thể được kiểm soát. Hãy nhớ, để phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả, cần kiểm soát đầy đủ các yếu tố nguy cơ. Bạn không thể thay đổi tuổi hay bạn có tiền sử gia đình bị bệnh lý tim mạch. Nhưng bạn có thể bỏ thuốc lá nếu bạn đang hút, ăn những thức ăn có lợi cho sức khoẻ và tăng cường hoạt động thể lực.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật