Viêm mũi dị ứng, tất tần tật những thông tin bạn nên biết

Mũi là bộ phận đầu tiên của đường thở. Sự tiếp xúc giữa mũi với các chất bên ngoài nếu diễn ra liên tục và quá mức khiến mũi không còn đủ khả năng chống đỡ thì nó sẽ có những phản ứng dị ứng, hay còn gọi là bệnh viêm mũi dị ứng.

Nguyên nhân

Vào lúc giao mùa thời tiết thay đổi thất thường dẫn đến sự gia tăng các bệnh về đường hô hấp Các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, bụi nhà…

Triệu chứng



• Nhảy mũi nghẹt mũi

• Ngứa mũi, mắt.

• Việc không thở bằng miệng cũng gây viêm họng khô họng viêm thanh quản

• Chảy nước mũi, có thể bị chảy mũi sau họng, gây khịt mũi, hắng giọng và ho

• Chóp mũi viêm đỏ và trầy do chà xát thường xuyên vì ngứa.

• Mí mắt bị quầng thâm, sưng nề.

Biến chứng của bệnh: viêm xoang viêm mũi xoang nhiễm trùng viêm họng viêm tai giữa suyễn...

CÁCH PHÒNG CHỐNG

• Tránh tiếp xúc với các dị nguyên bằng cách: Đeo khẩu trang khi đi đường cũng như khi làm việc trong môi trường có nhiều bụi. Luôn giữ nhà khô ráo, sạch sẽ, thoáng khí, hút bụi thuờng xuyên để loại bỏ những con mạt nấm mốc Chú ý giữ vệ sinh vật nuôi trong nhà.

• Điều trị bằng thuốc: Dùng các thuốc steroids bơm mũi giảm phản ứng viêm thuốc chống histamin làm giảm ngứa, nhảy mũi, chảy nước mũi, thuốc ipratropium bromide giảm chảy nước mũi khi bơm vào mũi…

• Điều trị miễn dịch: Trường hợp viêm mũi kéo dài cần điều trị miễn dịch Bác sĩ sẽ nhận diện chất gây dị ứng để tiêm cho người bệnh chính chất đó, bắt đầu bằng liều nhỏ rồi tăng dần để giúp cơ thể tự tạo ra kháng thể với chất gây dị ứng… Tuy nhiên, cần kiên nhẫn điều trị và làm đúng theo lời chỉ dẫn.

Dị ứng

Dị ứng (hoặc chứng mẫn cảm) là phản ứng của cơ thể khi bị ảnh hưởng của thời tiết, hoặc những chất lạ xâm nhập từ bên ngoài.

Triệu chứng

Các hiện tượng như nghẹt mũi sổ mũi, mắt bị ngứa và chảy nước mắt, buồng phổi có cảm giác nóng ran, co thắt... đều là những triệu chứng của dị ứng

Nguyên nhân

Dị ứng bắt nguồn từ 3 
nguyên nhân:

•Do bụi bặm trong không khí.

•Do tiếp xúc với phấn hoa trong không khí.

•Khi cơ địa không hợp với một số chất có trong các đồ ăn như tôm, cua, nhất là khi ăn quá nhiều.

Cách phòng chống

• Giữ cho nhà thông thoáng, không bụi bẩn bằng cách quét dọn thường xuyên phòng ngủ, giặt giũ ga trải giường, thảm 
lau chân…

• Dùng máy lạnh hay máy lọc không khí để làm giảm bớt độ ẩm không khí trong nhà nhằm ngăn chặn sự sinh sản của các vi sinh vật trong không khí.

• Diệt các ổ sinh sản của các loại vi sinh vật và nấm mốc gây dị ứng ở những nơi ẩm thấp như phòng tắm, nhà hầm... bằng các loại thuốc xịt nấm mốc có bán ở các tiệm thuốc tây

•Hạn chế nuôi chó mèo. Nếu đã nuôi, đừng để chúng vào phòng, nhất là phòng ngủ của bạn. Chỉ cần một lần mỗi tuần chó, mèo qua một căn phòng, căn phòng đó có thể gây dị ứng cho bạn trong một tuần lễ sau đó.

•Mang khẩu trang khi đi ra đường, dọn dẹp nhà kho…Nếu bạn bị dị ứng do thức ăn hay hít phải phấn hoa theo mùa thì có thể tham khảo những loại thuốc chống dị ứng thông dụng sau:

•Bị dị ứng vì thức ăn (tôm, cua thịt bò ) bạn nên dùng thuốc cloro. Thuốc này bán tại các tiệm thuốc (không cần toa) có ba loại từ nhẹ đến nặng là 4mg, 8mg và 12mg, bạn nên bắt đầu từ loại nhẹ trước và tăng lên nếu cần.

• Khi bị nghẹt mũi, hãy dùng nasal decongestant. Nên chọn loại thuốc uống tốt hơn là thuốc nhỏ mũi. Loại thuốc nhỏ hoặc xịt vào mũi thường làm hết nghẹt mũi ngay, nhưng nếu dùng quá 3 ngày sẽ làm mũi sưng lên và nghẹt hơn lúc chưa dùng thuốc.

• Nếu bị sổ mũi chảy nước mũi nên dùng thuốc antihistamine. Loại thuốc này chặn đứng sự bài tiết nước mũi, nhưng thường gây ra buồn ngủ Khi uống không nên lái xe.

• Mỗi ngày uống từ 200mg-300mg chất niacin (bày bán chung với các sinh tố trong nhà thuốc tây) sẽ làm các triệu chứng dị ứng giảm đi thấy rất rõ. Nên uống trước khi đi ngủ.

Viêm mũi dị ứng xảy ra ở 10-30% người lớn và 40% trẻ em Trong ba thập kỷ vừa qua, bệnh tăng đều trên khắp thế giới, nhất là ở các nước công nghiệp phát triển.

Tuy có nhiều nguyên nhân, nhưng đa số mọi người thường bị dị ứng do bụi bặm trong không khí nhiều nhất. Không khí trong nhà thường chứa rất nhiều bụi bặm đủ loại, và loại dễ gây dị ứng nhất là những vi sinh vật nhỏ li ti bay theo bụi bặm trong không khí. Những vi sinh vật này tự chúng không tạo ra dị ứng, mà do các chất bài tiết từ cơ thể chúng còn vướng lại trên bàn ghế, nệm, thảm... và khi những sinh vật này chết đi, xác chúng tan thành bụi tiếp tục bay trong không khí... những bụi này mới là nguyên nhân chính tạo nên dị ứng.

Ngoài ra, những bụi bặm bay trong nhà có thể còn chứa phấn từ các loại nấm li ti ở những nơi ẩm ướt, những bụi bặm phát ra từ da, lông chó, mèo nuôi trong nhà... Tất cả những chất nói trên, nếu bạn là người mẫn cảm, sẽ rất dễ bị hắt hơihắt hơi liên tục khi hít phải chúng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật