Chảy máu âm đạo thai kỳ: Chớ coi thường để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và bé
Vì sao trẻ hay mắc giun kim và cách nào để phòng tránh?
Các chấn thương trẻ thường gặp khi được sinh ra nên đề phòng
Hiện tượng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ khi thụ thai (trứng được thụ tinh) cho đến cuối thai kỳ Cứ 10 bà bầu thì có 2-3 người bị chảy máu âm đạo trong 20 tuần đầu mang thai
Sự khác nhau giữa ra máu nhỏ giọt và chảy máu
Xuất huyết âm đạo có thể xảy ra dưới dạng ra máu nhỏ giọt hoặc chảy máu (nhiều).
Ra máu nhỏ giọt tức là chỉ thấy có vết máu nhỏ ở dưới đáy quần lót của mình. Vết máu này ít và đôi khi nhiều chị em không để ý.
Chảy máu là tình trạng ra máu nặng hơn. Bạn cần phải sử dụng băng vệ sinh để giữ cho máu không dính vào quần.
Chảy máu âm đạo là dấu hiệu thường gặp ở mẹ bầu (Ảnh minh họa: Internet)
Có nên lo lắng về ra máu nhỏ giọt không?
Thường thì ra máu nhỏ giọt là dấu hiệu bình thường ở đầu thai kỳ. Nếu bạn vẫn khám siêu âm để kiểm tra sức khỏe thai nhi bình thường, thì cần thông báo cho bác sĩ sản khoa khi nhận thấy ra máu nhỏ giọt lần đầu tiên.
Nếu bạn bị ra máu mà vẫn chưa siêu âm lần nào, hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế. Ra máu nhỏ giọt có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung (tình trạng trứng được thụ tinh phát triển bên ngoài tử cung) mang thai ngoài tử cung nếu không được điều trị kịp thời có thể đe dọa tính mạng của thai phụ.
Nguyên nhân nào dẫn đến chảy máu?
Chảy máu ở thai kỳ đầu không phải lúc nào cũng là một vấn đề đáng ngại. Nó có thể do:
- Quan hệ tình dục quá mạnh.
- Bệnh nhiễm trùng gây ra.
- trứng được thụ tinh 'làm tổ' trong tử cung.
- Sự thay đổi hoóc-môn nội tiết ở người mẹ mang thai
- Những yếu tố khác nhưng không gây nguy hại đến mẹ và bé
Những nguyên nhân nghiêm trọng hơn gây chảy máu âm đạo thai kỳ đầu bao gồm:
- sảy thai (thai nhi tử vong trước khi được sinh). Hầu như tất cả bà bầu bị sảy thai đều có hiện tượng xuất huyết âm đạo trước đó.
- mang thai ngoài tử cung có thể gây chảy máu và chuột rút.
- mang thai trứng (bào thai không được tạo thành đúng cách).
Khi nào cần đi khám?
Tuy nhiên, đừng chủ quan nếu thấy một số biểu hiện khác lạ (Ảnh minh họa: Internet)
Bạn cần nhanh chóng khám tại các cơ sở sản phụ khoa ngay khi nhận thấy có các dấu hiệu:
- Âm đạo chảy máu nghiêm trọng.
- Chảy máu kèm theo đau hoặc chuột rút.
- Chóng mặt và chảy máu.
- Đau vùng bụng hoặc vùng chậu.
Nếu bạn không kịp gọi hay đợi nhân viên y tế, hãy vào phòng cấp cứu.
Nếu máu ngừng chảy, bạn vẫn cần gọi bác sĩ và nữ hộ sinh. Nhân viên y tế sẽ cần tìm nguyên nhân gây chảy máu và thực hiện một số biện pháp như:
- Bạn có thể cần được khám và xét nghiệm dù đang mang thai
- Bạn có thể cần một liều thuốc an thai, tùy vào nhóm máu của bạn.
Thông tin hỗ trợ nhân viên y tế
Bác sĩ hoặc hộ sinh có thể cần biết một số thông tin từ thai phụ hoặc người nhà chăm sóc để tìm ra nguyên nhân gây chảy máu âm đạo ở bà bầu như thời gian mang thai; chảy máu khi nào; chảy máu đứt quãng hay liên tục; màu máu; mùi máu; mẹ bầu có bị chuột rút đau mệt mỏi buồn nôn sốt stress hay không; lần cuối quan hệ tình dục như thế nào...
Điều trị chảy máu âm đạo
Hầu hết các trường hợp chảy máu âm đạo đều được điều trị bằng cách nghỉ ngơi. Bác sĩ và hộ sinh cũng có thể khuyên bạn:
- Nghỉ việc trong thời gian điều trị.
- Không đi lại nhiều, để chân được thư giãn.
- Không quan hệ tình dục
- Không thụt rửa (Bạn không bao giờ được làm điều này khi mang thai).
- Không sử dụng băng vệ sinh.
Bác sĩ và nữ hộ sinh cũng có thể chỉ định để bạn sử dụng thuốc an thai và tránh sảy thai Nếu chảy máu quá nghiêm trọng, bạn có thể cần nằm viện hoặc phẫu thuật.
- Mẹ trẻ qua đời sau khi chi 70 triệu đi đẻ: Biến chứng nguy... (Thứ Ba, 08:30:08 12/01/2021)
- Biến chứng bệnh sùi mào gà khi mang thai (Thứ năm, 09:36:07 24/09/2020)
- Bài thuốc trị chứng động thai (Thứ Ba, 14:32:04 22/09/2020)
- U50 vẫn cố mang bầu, vừa nhìn mặt con ra đời tình trẻ liền... (Thứ Hai, 11:05:00 27/07/2020)
- BSCKII Vũ Thị Lừu: Phụ nữ chuẩn bị có bầu nên đi khám nha... (Thứ tư, 14:50:09 20/02/2019)
- Mẹ dùng nhiều điện thoại di động, trẻ dễ tăng động? (Thứ Hai, 10:25:05 18/02/2019)
- Liệt kê những điều mẹ bầu cần chú ý khi mang song thai (Thứ Ba, 15:50:03 12/02/2019)
- Bạn nên biết: Ốm nghén là dấu hiệu tốt cho cả mẹ và... (Thứ sáu, 11:26:06 18/01/2019)
- Những điều bà bầu cần biết về việc có nên đi chơi xa hay... (Thứ bảy, 11:20:06 12/01/2019)
- Thai phụ không được dùng berberin, nguyên nhân vì sao? (Thứ tư, 17:05:07 09/01/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023