Thụ tinh ống nghiệm và những lưu ý cho bà bầu không thể không biết

Người mẹ có thai sau khi thụ tinh ống nghiệm không có gì đặc biệt hơn trường hợp có thai bình thường.

Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Lê Thị Kim Dung nhận định, người mẹ có thai sau khi thụ tinh ống nghiệm không có gì đặc biệt hơn trường hợp có thai bình thường.

Thụ tinh ống nghiệm

Thụ tinh trong ống nghiệm là quá trình cho trứngtinh trùng thụ tinh bên ngoài tử cung của người phụ nữ trứng thụ tinh (phôi) được đặt trong tử cung của người phụ nữ khoảng 2-3 ngày sau đó. Sau 2 tuần, kết quả thành công hay không sẽ được xác định rõ chất lượng phôi rất quan trọng, nó quyết định phần lớn khả năng thành công hay thất bại của quá trình thụ tinh ống nghiệm. Cơ hội thành công sẽ thấp nếu như chất lượng phôi kém.

Bác sĩ Lê Thị Kim Dung (Trưởng Khoa Sản – phòng khám Thái Hà) chia sẻ, kích thích buồng trứng (KTBT) ở từng người khác nhau nên việc quyết định loại thuốc liều thuốc, phác đồ KTBT sử dụng khác nhau và theo dõi trong quá trình KTBT phải được các bác sĩ có kinh nghiệm về sử dụng thuốc KTBT xem xét kĩ. Có 6 tiêu chí sau:

1. Đảm bảo trứng phát triển tốt:

- Kích thích nang noãn bằng các phác đồ khác nhau ngắn, dài.

- Bằng thuốc: Clomiphene Citrate, Gonadotrophins, HCG...

- Theo dõi sự phát triển của trứng.

2. Theo dõi niêm mạc tử cung

3. Đảm bảo chất lượng tinh trùng

4 tinh trùng lấy từ các nguồn khác nhau tùy từng trường hợp:

- Lấy từ người cho

- Lấy từ chồng

- Lấy từ mào tinh

- Lấy từ tinh trùng từ tinh hoàn sau khi nuôi từ tinh tử.

5. Khi các điều kiện chín muồi mới chọc hút trứng lấy noãn bào kết hợp với tinh trùng. Có thể lấy nhiều noãn kết hợp với tinh trùng. Hợp tử được nuôi cấy ở ngoài cơ thể khoảng 2 đến 3 ngày.

6. Sau đó chọn hợp 2 đến 3 hợp tử tốt đưa vào buồng tử cung.

Thụ tinh trong ống nghiệm là quá trình cho trứng và tinh trùng thụ tinh bên ngoài tử cung của người phụ nữ

Thụ tinh trong ống nghiệm là quá trình cho trứng và tinh trùng thụ tinh bên ngoài tử cung của người phụ nữ

Đối tượng cần tham gia phương pháp thụ tinh bằng ống nghiệm

Thụ tinh ống nghiệm (TTON) thường được chỉ định đối với những cặp vợ chồng thuộc diện:

- Vô sinh do yếu tố cổ tử cung: kháng thế kháng tinh trùng do chất nhày cổ tử cung

- Vô sinh do rối loạn phóng noãn.

- Vô sinh do tinh trùng yếu ít, bất thường mức độ nhẹ.

- Vô sinh do rối loạn xuất tinh rối loạn cương dương bất sản ống dẫn tinh.

- Vợ lớn tuổi, giảm dự trữ buồng trứng sớm.

- Bơm tinh trùng nhiều lần thất bại

- Vô sinh không rõ nguyên nhân.

Bác sĩ Dung chia sẻ: "theo tài liệu của Bệnh viện Phụ sản Trung ương tỉ lệ thành công thụ tinh trong ống nghiệm tính tới tháng 10/2013 trên 50%".

Chăm sóc bà bầu sau thụ tinh ống nghiệm 

Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Lê Thị Kim Dung nhận định, người mẹ có thai sau khi thụ tinh ống nghiệm không có gì đặc biệt hơn trường hợp có thai bình thường.

Người mẹ cần tuân thủ tốt, nghiêm túc lịch khám thai, lịch hẹn với bác sĩ để theo dõi tốt nhất sức khỏe của bản thân, của thai nhi Đảm bảo một điều rằng nếu có bất cứ điều gì bất thường, bác sĩ sẽ phát hiện và can thiệp kịp thời bà bầu cần được hướng dẫn một cách tốt nhất về dinh dưỡng vệ sinh, sinh hoạt, tái khám và tiêm phòng uốn ván.

Tuân thủ lịch khám thai

3 tháng đầu (tính từ ngày đầu kinh cuối đến 13 tuần 6 ngày): chị em cần khám lần đầu sau trễ kinh 2 hoặc 3 tuần. Khám lần 2, lúc thai được 11 - 13 tuần để đo độ mờ da gáy. Khám phụ khoa ít nhất 1 lần.

3 tháng giữa (tính từ tuần 14 đến tuần 28 tuần 6 ngày): chị em cần khám mỗi tháng 1 lần.

3 tháng cuối (tính từ tuần 29 đến tuần 40): tái khám theo chỉ định của bác sĩ. Cụ thể: tuần 29 - 32: khám 1 lần, tuần 33 - 35: 2 tuần khám 1 lần, tuần 36 -40: 1 tuần khám 1 lần.

Chú ý: Lịch khám thai sẽ thay đổi khi có dấu hiệu bất thường xảy ra (đau bụng, ra nước, ra huyết...)

Bổ sung vitamin đều đặn theo chỉ định

Bác sĩ Dung khuyên chị em cần được bổ sung sắt canxi và các vi chất quan trọng khác trong thai kỳ: Cung cấp sắt và acid folic suốt thai kì. Cụ thể, sắt 30-60mg/ngày uống lúc đói bụng Acid folic 400-1.000mcg/ngày canxi 1000mg-1500mg/ngày.

Tham gia đầy đủ những xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ

3 tháng đầu: bà bầu cần tham gia những xét nghiệm sau: Xét nghiệm máu (Huyết đồ, HBsAg, HIV giang mai đường huyết lúc đói); Nhóm máu RH, Rubella: IgM, IgG (tiền sử sảy thai liên tiếp thử thêm: CMV, toxoplasmosis); Double text: đo độ mờ da gáy (thai 12 tuần); nước tiểu với 10 thông số; Siêu âm đủ để xác định tuổi thai, tình trạng thai: thai trứng đa thai dọa sảy thai lưu siêu âm đo độ mờ da gáy; Khám các chuyên khoa khác: răng hàm mặt tim mạch tìm các bệnh mạn tính

3 tháng giữa: Nghiệm pháp dung nạp đường huyết ở tuổi thai tuần 24 đến 28 tuần tầm soát đái tháo đường thai kì (chỉ định: béo phì tăng cân nhanh, tiền sử gia đình đái tháo đường tiền sử bản thân: sinh con to, thai dị tật, thai lưu lớn không rõ nguyên nhân, đường huyết lúc đói > 105mg/dL); xét nghiệm Triple test, tổng phân tích nước tiểu; tiêm phòng uốn ván tuần thứ 26 mũi 1, tuần 30 mũi 2.

3 tháng cuối: Bà bầu cần làm tổng phân tích nước tiểu; siêu âm đủ.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Thai phụ cần ăn đủ chất, đa dạng, đủ 4 nhóm dinh dưỡng bà bầu cần tăng trung bình 9 -12kg trong suốt quá trình mang thai Thai phụ ăn đủ chất, khoảng 300kcal/ngày. 

Quan hệ tình dục cũng như phụ nữ có thai bình thường: quan hệ không thô bạo.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật