Chữa hội chứng suy nhược sau nhiễm khuẩn bạn có biết cách
Người trẻ tuổi bị tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc các biến cố tim mạch
Cứ "quan hệ" với bạn gái là chảy máu mũi hơn 30 phút vẫn không thể cầm máu, bác sĩ bày tỏ lo ngại
Đinh Việt Hà (Bắc Giang)
Trường hợp bố bạn cũng là một dạng “hội chứng suy nhược sau nhiễm khuẩn” ở người già; cần phối hợp giữa: ăn uống dùng thuốc tập luyện dưỡng sinh hợp lý một cách tích cực ít nhất là 1 - 2 tháng; sức khỏe mới có thể trở lại. Người ít vận động, chỉ trông chờ vào thuốc bổ có khi không hồi phục mà lại nặng thêm.
Trường hợp bố bạn ngoài hội chứng suy nhược sau nhiễm khuẩn còn phải tiếp tục điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường là hai bệnh phải dùng thuốc thường xuyên đến hết đời. Bệnh viêm dạ dày nếu đã điều trị hai tháng rồi cần đến bệnh viện nội soi kiểm tra lại, nếu đã hết viêm dạ dày thì ngừng thuốc.
Thuốc chữa ho và tổn thương thanh quản có thể dùng thuốc ho bổ phế, dùng thêm kha tử ngậm và thường xuyên nuốt nước (trước khi ăn hoặc uống thuốc khác, cần đánh răng súc miệng thật sạch).
Thuốc phục hồi thể lực nên dùng mỗi tháng 20 ngày (trong 2 tháng) 4 loại vitamin sau: vitamin A D3 vitamin B2 vitamin C.
Thuốc phục hồi sức đề kháng: cần đến bác sĩ để cấp đơn mua gamma-globulin tiêm bắp và tiêm bắp sâu dưới sự giám sát của bác sĩ.
Về ăn uống: Vì bố bạn có bệnh dạ dày và đường huyết cao nên cần chọn các loại thực phẩm có chỉ số IG trung bình và thấp, nên hạn chế ăn các loại có chỉ số IG cao như mít chín, na nước ngọt kẹo, bánh ngọt sữa có đường các loại quả có độ chua cao như khế chua, bưởi chua, chanh, quýt chua, dứa, táo chua. Mỗi ngày nên ăn nhiều bữa (3 - 4 bữa), ăn vừa bụng, nên ăn nhiều rau trứng thịt gia cầm, sữa không đường. Hạn chế thức ăn chiên, nướng; tránh xa bia rượu thuốc lá
Về tập luyện dưỡng sinh: Nếu trước đây bố bạn đã luyện tập bài nâng cao khí lực buổi sáng thì nên duy trì (kể cả khi đang điều trị tại bệnh viện) vì nó giúp ta lấy lại sức sống ngay cả những lúc kiệt sức nhất.
Đi bộ: những ngày còn yếu sức, nên đi bộ chậm trong nhà, mỗi lần đi 100 bước rồi nghỉ, xem tivi hoặc đọc báo 30 phút rồi lại tiếp tục đi 100 bước nữa. Khi sức lực đã khá thì nên đi bộ ngoài trời, chọn nơi ít bụi, không khí trong lành để đi, ngày đầu đi 15 phút, ngày sau tăng lên 20 phút… khi đạt đến 30 phút mà không mệt mỏi là người đã khỏe lại rồi. Cứ duy trì hàng ngày như thế.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:04 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:00 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:06 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:02 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:00 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:07 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:06 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:04 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:09 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:07 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023