Chuyên gia trả lời trực tuyến về dịch bệnh mùa hè

2 chuyên gia đến từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương: TS.BS. Nguyễn Xuân Hùng, Trưởng khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp và PGS.TS. Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi trả lời độc giả tại buổi giao lưu trực tuyến "Dịch bệnh mùa hè – Những điều cần biết".

Sau đây là nội dung trả lời độc giả tại buổi giao lưu trực tuyến của 2 chuyên gia đến từ bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương: TS.BS. Nguyễn Xuân Hùng, Trưởng khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp và PGS.TS. Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi.

Tôi muốn hỏi là tôi bị sốt đã nửa tháng, bây giờ đã truyền nước, đi xét nghiệm máu, siêu âm, chụp phim… kết quả bình thường nhưng vẫn chưa giảm sốt, cứ cảm thấy nóng trong người, mong các chuyên gia tư vấn, tôi xin cảm ơn.

(Dũng Phan, Đông Hà, Quảng Trị)

TS.BS. Nguyễn Xuân Hùng: Bạn bị sốt 2 tuần, như vậy bạn đã được xếp vào loại triệu chứng sốt kéo dài, theo kinh nghiệm của chúng tôi, nhưng nguyên nhân có thể gặp ở khu vực Quảng Trị là khu vực có lưu truyền dịch tễ bệnh sốt rét trong đó, khu vực Hướng Hóa, Lao Bảo có mật độ ký sinh trùng rất cao. Bạn hãy xem bạn có đến những khu vực trên trước khi xuất hiện sốt hay không. Bạn hãy đến trung tâm y tế gần nhất và xin làm xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng sốt rét. Nếu không có ký sinh trùng sốt rét trong máu (âm tính), thì bạn hãy đến bệnh viện tỉnh để được khám, điều trị hoặc chuyển lên tuyến trung ương (Bệnh viện các bệnh Nhiệt đới Trung ương).

Tôi được biết có nhiều bệnh gây biến chứng viêm màng não, viêm não, xin cho biết cụ thể những bệnh gì có thể gây viêm não, hay viêm màng não?

(Dương Thị Thủy, Hải Dương)

TS.BS. Nguyễn Xuân Hùng:  Có rất nhiều bệnh gây biến chứng viêm màng nãoviêm não, xin liệt kê một số bệnh trong mùa hè có biến chứng viêm nãoviêm màng não là sởi rubella thủy đậu quai bị các bệnh nhiễm khuẩn như thương hàn nhiễm trùng huyết (do nhiều nguyên nhân liên cầu, tụ cầu), bệnh do Leptospira.

Nếu thấy sốt, có đau đầu nôn buồn nôn bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế, không nên tự chữa bệnh tại nhà.

Tôi nghe nói bệnh viêm não mô cầu rất dễ lây do nói chuyện, tỷ lệ tử vong cao, xin hỏi để phòng tránh căn bệnh này phải làm gì và đối tượng nào dễ bị viêm não mô cầu?

(Lâm Thị Thủy, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc)

TS.BS. Nguyễn Xuân Hùng: Đúng viêm não mô cầu có thể lây do hít phải dịch của người bệnh có não mô cầu trong hầu họng (hầu họng là một trong những nơi cư trú của vi khuẩn não mô cầu).

Vắc xin là biện pháp tốt nhất phòng tránh căn bệnh này, khi tiếp xúc với người bệnh cần đeo khẩu trang, cần đi khám bác sĩ ngay trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng như sốt cao đau đầu nôn.

Đối tượng thường gặp là trẻ em từ 5 tuổi trở lên, và người trưởng thành bệnh viêm não mô cầu có tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị trong vòng 48 sau khi xuất hiện dấu hiệu bị viêm màng não

Có phải bệnh viêm não do virut thường xảy ra vào mùa hè? Phòng tránh bằng cách nào, thưa bác sĩ?

(Trần Nam, TP.HCM)

TS.BS. Nguyễn Xuân Hùng: Đúng, bệnh viêm não do virút thường xảy ra vào mùa hè, do liên quan tới thời tiết, khi hậu nóng ẩm, do các yếu tố dịch tễ như vào mùa hè các loại chim mang virút xuất hiện nhiều (như bệnh viêm não Nhật Bản B thường xuất hiện vào mùa vải chín).

Phòng tránh bệnh này bằng vắcxin viêm não.

Tôi 25 tuổi, đang bị bệnh thủy đậu. Tôi đang mang thai tuần thứ 16. Xin hỏi bác sĩ bệnh thủy đậu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không. Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào?

([email protected])

TS.BS. Nguyễn Xuân Hùng: Về nguyên tắc, tất cả các nhiễm virút từ tháng thứ 3 trở xuống đều có khả năng gây đột biến ở thai nhi dẫn tới các dị dạng bẩm sinh (sứt môi, hở hàm ếch não úng thủy dị tật bẩm sinh ở tim hoặc dị dạng các chi...), đặc biệt gặp tỷ lệ cao ở các bệnh như Rubella, thủy đậu. Ở tuần thứu 16 của thai kỳ mà bạn bị nhiễm bệnh sẽ ít có nguy cơ bị ảnh hưởng tới thai nhi

Bạn nên đến các cơ sở y tế để theo dõi thai kỳ và được tư vấn trước sinh.

Xin hỏi BS, tôi bị bệnh thủy đậu và đang bôi thuốc xanh metylen để sát khuẩn, tôi muốn hỏi ngoài biện pháp bôi thuốc này, tôi có thể bôi được loại thuốc nào nữa không? Cảm ơn bác sĩ

(Lương Thu Thủy - Phố Nối - Hưng Yên)

TS.BS. Nguyễn Xuân Hùng: Ngoài thuốc xanh metylen, bạn có thể bôi mớ Acyclovir (tuy nhiên theo tôi, bôi xanh metylen theo hướng dẫn là đúng). Bạn cần chú ý bọng nước chuyển từ trong sang đục, sốt cao thì chứng tỏ bạn đã bị bội nhiễm bạn cần đến cơ sở y tế để được điều trị bằng kháng sinh thích hợp. 

Hiện nay tôi đang chăm sóc người nhà bị thủy đậu. Bản thân đã từng bị lên thủy đậu một lần. Vậy xin hỏi BS tôi có bị lây nhiễm thủy đậu nữa không?

([email protected])

TS.BS. Nguyễn Xuân Hùng: Miễn dịch với bệnh thủy đậu là một miễn dịch thủy đậu. Nếu bạn chắc chắn bạn đã bị bệnh thủy đậu rồi thì hiếm khi bạn bị lại mặc dù đang chăm sóc người nhà bị thủy đậu. Tuy nhiên nếu bạn đang mắc một bệnh nội khoa mãn tính như suy thận suy gan lao... làm hệ thống miễn dịch suy yếu thì bạn có thể bị lại.

Xin hỏi BS làm cách nào để phân biệt bệnh thủy đậu với các bệnh sốt phát ban, sởi, sốt xuất huyết vì các bệnh này cùng có dấu hiệu bị sốt và nổi ban đỏ?

([email protected])

TS.BS. Nguyễn Xuân Hùng: Bạn nói đúng, các bệnh này đều có sốt và phát ban tuy nhiên có sự khác biệt về hình thái của ban, thời gian mọc của ban.

Ban sởi thường màu hồng, nhỏ như lá bèo tấm, nổi gờ lên mặt da, sờ vào thấy rất mịn, mọc tuần tự từ chân tóc trở xuống và khi ban mọc đến chân thì ban bắt đầu bay để lại trên da những vết thâm và bong da như rắc phấn, làm da loang lổ như vết lằn da hổ.

Các sốt phát ban do các tác nhân virút khác cũng gây các ban nhỏ màu hồng giống như sởi nhưng không mọc tuần tự như đã mô phỏng ở trên (phát ban dạng sởi). Cả 2 dạng ban trên đều mất đi khi căng da.

Bệnh sốt xuất huyết làm xuất hiện các ban xuất huyết trên da nhỏ li ti như đầu kim hoặc thành mảng bầm tím ở những nơi tì đè hoặc va đập, đặc điểm của ban này so với các dạng trên là khi căng da các nốt xuất huyết không mất đi

Ban trong bệnh thủy đậu là ban đỏ, có bọng nước, khác hoàn toàn với các ban trên.

Con tôi 22 tháng, mới tiêm phòng được một mũi văcxin phòng sởi cách đây 2 tháng (sởi - quai bị - rubela). Xin các bác sĩ, mũi thứ hai sẽ tiêm sau mũi thứ nhất bao lâu và khi con tôi bị nổi rôm (không sốt)thì có nên đi tiêm không?

(Trần Hòa)

TS.BS. Nguyễn Xuân Hùng: Trong quyển sổ tiêm chủng có hẹn ngày tiêm mũi thứ 2, bạn hãy tuân thủ các chỉ định của bác kỹ thuật viên ở nơi tiêm chủng và đưa con mình đi tiêm theo lịch hẹn. Nổi rôm không là chống chỉ định của tiêm chủng, vậy bạn hãy yên tâm đưa cháu đi tiêm như bình thường.

Hiện nay có rất nhiều loại vaxin phòng bệnh được thông báo tại Trung tâm y tế dự phòng. Trẻ có nên được tiêm hết tất cả các loại này không?Nếu quá nhiều vaxin vào trong người thì có gây hại cho trẻ không? Một số loại vaxin như vaxin ngừa cúm nếu tiêm hàng năm cho trẻ thì có làm giảm khả năng tự miễn dịch của trẻ và làm trẻ bị phụ thuộc vào vaxin không?

(Lê Thị Mai)

PGS.TS. Bùi Vũ Huy: Nếu có điều kiện chị nên tiêm phòng tất cả các loại vắc-xin cho cháu. Tuy nhiên cũng cần phải nghe tư vấn cụ thể tại các bàn tiêm, vì có một số loại vắc-xin chưa thực sự cần thiết nếu không có dịch, ví dụ như tả, thương hàn. Chỉ cần lưu ý rằng ta tiêm loại vắc-xin nào thì chỉ phòng được loại bệnh đó mà không phòng được các bệnh khác.

Về nguyên tắc không nên tiêm 2 loại vắc-xin sống trong cùng một tháng. Vì vậy chương trình tiêm chủng đã có kế hoạch cụ thể để tiêm phòng cho từng loại vắc-xin. Chị có thể đến nghe tư vấn và thực hiện theo để đảm bảo an toàn, và việc tiêm đạt được hiệu quả mong muốn.

Riêng đối với vắc-xin cúm, do các chủng virus cúm luôn luôn thay đổi hàng năm, vì vậy vắc-xin này cũng phải được tiêm bổ sung hàng năm. Việc tiêm chủng là rất tốt, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, dưới 1 tuổi người già phụ nữ có thai và những người có bệnh mạn tính

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật