Đau dạ dày (bao tử) đến mức nào thì cần đi nội soi dạ dày?

Nội soi dạ dày là một kỹ thuật được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán các bệnh đường tiêu hóa. Đây là một trong những thủ thuật cơ bản giúp quan sát tận mắt được những tổn thương trên niêm mạc dạ dày – tá tràng hoặc niêm mạc thực quản, từ đó có thể đưa ra chẩn đoán và phương án điều trị hợp lý.

Khi nào cần nội soi dạ dày?

Trong bệnh lý viêm loét dạ dày – tá tràng, các triệu chứng của bệnh chỉ có giá trị tham khảo chứ chưa có giá trị chẩn đoán. Để có thể kết luận chính xác được rằng bạn bị viêm loét dạ dày – tá tràng hay không, bác sĩ thường dựa vào hình ảnh nội soi. Vì vậy, nếu bạn gặp các triệu chứng sau, bạn cần thăm khám và nội soi để bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị chính xác nhất.

- Đau vùng thượng vị (vùng trên rốn dưới xương ức)

- Ợ hơi, ợ chua

- Đầy bụng chướng bụng khó tiêu

- buồn nôn nôn sau khi ăn

- Nóng rát đau tức ngực

- Thiếu máu không rõ nguyên nhân...

- Nôn ra máu

- Đi ngoài phân đen

- Sau đợt điều trị có thể cần nội soi lại để kiểm tra hiệu quả đợt điều trị.

Những ai không được nội soi dạ dày?

Trong quá trình thăm khám, bạn cần nêu rõ tình trạng sức khỏe các bệnh đang mắc phải của mình. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ cân nhắc có chỉ định phương pháp nội soi cho bạn không. Một số trường hợp sau có thể không được thực hiện nội soi:

- Suy tim

- Suy hô hấp

- khó thở do bất cứ nguyên nhân gì

- Cơn tăng huyết áp

Nội soi dạ dày có vai trò gì trong điều trị viêm loét dạ dày?

Nội soi dạ dày giúp bác sĩ quan sát được những tổn thương trên niêm mạc dạ dày từ đó xác định rõ mức độ tổn thương của niêm mạc dạ dày.

Trong quá trình nội soi có thể kết hợp sinh thiết (lấy một mẫu nhỏ trên niêm mạc dạ dày) để thực hiện các xét nghiệm xác định xem bạn có đang nhiễm khuẩn HP hay không để có hướng điều trị chính xác nhất.

Cần chuẩn bị gì trước khi nội soi dạ dày?

- Bạn cần nhịn ăn trước khi nội soi dạ dày khoảng 6 giờ.

- Hạn chế uống nước không uống sữa không uống nước có gas, nước có màu. Mục đích là để làm rỗng dạ dày, giúp bác sĩ quan sát niêm mạc dạ dày chính xác hơn và giúp tránh sặc, giảm cảm giác buồn nôn trong khi nội soi.

- Nếu đang phải uống thuốc cần thông báo cho bác sĩ tất cả các loại thuốc mà bạn đang uống.

Các phương pháp nội soi dạ dày

- nội soi qua đường miệng không gây mê: thường ít đau nhưng bệnh nhân thường cảm thấy buồn nôn nôn mửa do dây soi chặn ở cổ. Để giảm bớt tình trạng khó chịu này, trong quá trình nội soi bạn cần thả lỏng cơ thể và thực hiện đúng theo hiệu lệnh của bác sĩ. Nếu gặp bất cứ khó chịu nhỏ nào trong suốt quá trình, bạn có thể hít thở sâu, chậm rãi để thoải mái hơn.

- Nội soi có thuốc gây mê: bệnh nhân sẽ được gây mê trước khi nội soi, giúp giảm bớt cảm giác khó chịu nhưng tăng nguy cơ dị ứng thuốc sốc thuốc do sử dụng thuốc gây mê Trước khi gây mê thường phải test thuốc trước xem có dị ứng hay không.

- Nội soi qua đường mũi: người bệnh vẫn tỉnh táo và có thể nói chuyện với bác sĩ, ít khó chịu hơn nội soi qua đường miệng không gây mê nhưng thường có giá thành cao hơn.

Nội soi dạ dày nhiều lần có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Tùy vào tình trạng bệnh của bạn nặng hay nhẹ và tùy vào đáp ứng của bạn đối với điều trị mà bác sĩ sẽ quyết định cho bạn nội soi một hoặc nhiều lần. Nội soi theo chỉ định của bác sĩ và nội soi đúng kỹ thuật thì rất ít ảnh hưởng đến sức khỏe

Nội soi dạ dày thường không nguy hiểm. Một số biến chứng của quá trình nội soi như thủng, rối loạn nhịp có thể xảy ra nhưng rất hiếm gặp. Nếu trong quá trình nội soi bạn cảm thấy nặng ngực đau bụng khó thở ho hoặc nôn ra máu cần thông báo cho bác sĩ ngay.

Sau khi nội soi dạ dày bạn biết được điều gì?

Sau khi nội soi, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận là bạn đã bị viêm trợt, xung huyết phù nề loét…niêm mạc hang vị niêm mạc dạ dày tá tràng kèm theo HP(+) có vi khuẩn HP hay HP (-) không có vi khuẩn HP, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bạn. Bạn cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ và tái khám theo lịch hẹn để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Nguyên nhân khiến viêm loét vùng hang vị, viêm loét dạ dày (bao tử), tá tràng tái phát liên miên

Các triệu chứng: đau thượng vị nóng rát đầy bụng khó tiêu hay tái phát do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng là do niêm mạc dạ dày bị tổn thương như viêm, trợt, xung huyết, loét... Đây là nguyên nhân dễ bỏ qua và chủ quan. Ở nhiều bệnh nhân, sau một thời gian sử dụng thuốc, các vết viêm, loét được cải thiện khiến cơn đau biến mất. Nhưng khi gặp các tác nhân như khi trời trở lạnh, hoặc ăn đồ chua, cay, nóng, đồ chiên rán, dầu mỡ chất kích thích như rượu bia cà phê... làm tăng tiết acid. Acid lại tấn công vào các vết, các ổ viêm loét chưa lành hẳn khiến người bệnh tái phát các cơn đau, đau âm ỉ, đau tức, nóng rát...

Do đó, người viêm loét vùng hang vị viêm loét dạ dày tá tràng cần có biện pháp hỗ trợ thúc đẩy làm lành niêm mạc dạ dày bị tổn thương, hạn chế tái phát các triệu chứng đau dạ dày (bao tử), giúp dạ dày khỏe.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật