Giải pháp nào cho trẻ thừa cân, béo phì, bạn đã biết chưa?

Nếu như ở người trưởng thành có nhiều biện pháp có thể áp dụng để giảm cân thì ở trẻ em việc này lại vô cùng khó khăn

Phải làm sao để trẻ có thể giảm bớt trọng lượng cơ thể mà không ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Đây là một bài toán rất khó đối với các bà mẹ.

Trong 2 năm đầu đời, đây là giai đoạn phát triển vàng của trẻ, bố mẹ nên cứ để trẻ phát triển một cách tối đa chiều cao và cân nặng. Như vậy trẻ sẽ có tiền đề sức khỏe sức đề kháng trong các năm sau này. Chỉ khi đến 3,4 tuổi, tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ mới có thể nhận thấy rõ. Thường thì người lớn luôn muốn trẻ con mũm mĩm, nhưng nếu thừa cân nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Khi lớn lên, trẻ có thể sẽ phải đối mặt với các bệnh tim mạch huyết áp xương khớp và nhiều bệnh lý khác. Trẻ đi học cũng có thể bị các bạn chê cười dẫn đến chán nản

Thông thường, trẻ béo phì thường phát triển chiều cao tốt, sau này cũng sẽ dậy thì sớm hơn và cũng chững chiều cao trước các bạn.

Với người trưởng thành, để giảm cân có thể ăn kiêng tập luyện nhiều, dùng thực phẩm chức năng, thậm chí phẫu thuật thẩm mỹ mà không sợ ảnh hưởng quá nhiều vì cơ thể đã phát triển toàn diện rồi. Nhưng với trẻ em thì khác, nếu không cẩn thận trẻ sẽ gặp các biến chứng hoặc cơ thể không cân đối.

Để giải quyết thừa cân béo phì ở trẻ, vấn đề không phải là giảm ngay số cân nặng như nhiều lầm tưởng của bố mẹ. Nhiều phụ huynh tìm cách cắt giảm ăn uống để con giảm cân Nhưng cần phải biết rằng, cơ thể trẻ rất khác với người trưởng thành.

Theo TS. BS. Phan Bích Nga, PGĐ Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng Viện dinh dưỡng Quốc gia, việc phụ huynh cần làm không phải là giảm cân cho trẻ và phải giữ cân, hạn chế tăng cân nhanh. Tức là, thậm chí trẻ vẫn được phép tăng cân chỉ cần không tăng nhanh quá mức. Đặc điểm phát triển của trẻ là chiều cao tăng lên thấy rõ chỉ trong vài tháng. Vì vậy, nếu đảm bảo cân nặng của trẻ giữ nguyên để phù hợp với chiều cao trong một vài tháng tới là cách tốt nhất.

Cho nên, bố mẹ không cần phải quá lo lắng việc trẻ thừa cân béo phì Điều quan trọng là các mẹ phải kiên trì và kiên quyết trong việc lựa chọn đồ ăn cho trẻ.

Đảm bảo chế độ ăn của trẻ không có quá nhiều chất tinh bột chất béo như cơm, thịt mỡ, thịt lợn, các món xào rán nhiều mỡ. Bổ sung các chất đạm như tôm, cá để giúp cho sự phát triển của trẻ như tạo cơ bắp, khả năng miễn dịch

Không nên hạn chế quá mức chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ. Với người trưởng thành, nhu cầu chất béo không quá 20% và có thể cắt giảm nhiều nếu bị thừa cân. Nhưng ở trẻ nhỏ, chất béo chiếm tới 30-40% thức ăn. Chất béo đặc biệt quan trọng với trẻ dưới 1 tuổi, chiếm 50-60%. Nhiều bà mẹ thấy con béo phì mà không cho con ăn đồ chiên, xào. Như vậy khiến dinh dưỡng trong cơ thể trẻ mất cân đối. Tổng khẩu phần thức ăn chứa chất béo của tối thiểu 20-30 gam/ ngày. Cho nên dù phải hạn chế đồ ăn chất béo nhưng không được cắt giảm hoàn toàn.

Tăng cường ăn rau củ quả để bổ sung chất xơ vitamin cho trẻ. Ăn nhiều rau, trẻ sẽ giảm được thức ăn giàu bột và chất béo.

Sẽ là một sai lầm nếu cắt giảm sữa của trẻ béo phì Với trẻ đã cai sữa nhu cầu cần thiết mỗi ngày là 500 ml sữa ngoài. Để tránh việc tăng cân trẻ có thể sử dụng sữa tươi sữa chua ít đường, không đường. Tập thói quen dùng đồ ăn ít đường từ khi còn nhỏ rất có lợi cho sức khỏe sau này. Đồng thời, phải tránh cho trẻ ăn đồ ngọt các loại đồ ăn nhiều đường.

Để trẻ vận động tập thể dục thể thao cũng là một cách để tiêu hao bớt năng lượng. Với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, bố mẹ nên khuyến khích trẻ đi bộ ngắn vào buổi sáng sớm, vui chơi hoạt động ngoài trời. Trẻ trên 5 tuổi có thể tham gia một số môn thể thao như bơi lội. Cách này vừa giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển chiều cao, vừa kiểm soát tốt cân nặng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật