Hướng dẫn cách phòng ngừa thủy đậu hiệu quả cho mọi người

Thủy đậu là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và có nguy cơ lây nhiễm cao thủy đậu do vi rút Varicella Zoster gây ra và loại vi rút này thường gây bệnh nhẹ, không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể trở nặng và gây tử vong ở nhiều người. Trẻ nhỏ và người lớn đều có thể bị thủy đậu. Khi chăm sóc người bệnh, bạn vẫn có thể mắc thủy đậu nếu chưa bị thủy đậu bao giờ hoặc chưa tiêm vắc-xin. Tốt nhất bạn nên học cách phòng ngừa thủy đậu để giảm ảnh hưởng lâu dài do thủy đậu.

Phương pháp 1: Phòng ngừa thủy đậu bằng cách bảo vệ Bản thân Khỏi Người bị Thủy đậu

1. Hiểu rõ cách thức lây lan của vi rút thủy đậu.

Loại vi rút này rất dễ lây và lây lan trong không khí thông qua các hạt trong không khí (các hạt từ thương tổn trên da hoặc từ đường hô hấp trên). Ngoài ra, bạn cũng có thể nhiễm vi rút do tiếp xúc với vết thương hở khi chạm vào mặt, mũi và miệng. 

Sau khi tiếp xúc với vi rút, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài 10-21 ngày.

Theo các nghiên cứu về lây truyền giữa các thành viên trong gia đình có khoảng 90% người tiếp xúc gần gũi với người bệnh sẽ bị thủy đậu.

Người mang vi rút Varicella sẽ lây nhiễm từ 1-2 ngày sau khi xuất hiện phát ban trên da và tiếp tục lây nhiễm đến khi TẤT CẢ thương tổn trên da đóng vảy.

Người đã tiêm vắc-xin có thể gặp hiện tượng nhiễm lại vi rút Varicella, một dạng thủy đậu mức độ nhẹ có thể xuất hiện ít hơn 50 vết phát ban và sốt nhẹ. Người bị nhiễm lại thủy đậu cũng có thể lây bệnh. Tuy nhiên, tỉ lệ lây nhiễm chỉ bằng 1/3 người chưa tiêm vắc-xin.

2.  Phòng ngừa thử đậu bằng cách bảo vệ bản thân khỏi lây nhiễm qua các giọt trong không khí.

- Cẩn thận khi chăm sóc người bị thủy đậu để giảm nguy cơ nhiễm trùng qua giọt trong không khí. Vi rút Varicella Zoster lây lan qua các giọt, do tiếp xúc với người bệnh hoặc chạm vào đồ vật, quần áo đã tiếp xúc với người bệnh. Các giọt có thể là do hắt hơi ho nói chuyện, tiết dịch mũi và nước bọt

- Đeo khẩu trang để dịch tiết ra đi vào miệng và mũi. Nên đeo khẩu trang khi ở chung phòng với người bị thủy đậu và thay khẩu trang thường xuyên.

- Đeo găng tay, mặc áo choàng và kính bảo hộ hoặc khẩu trang nếu người bệnh hắt hơi ho hoặc tiết dịch mũi. Các giọt do hắt hơi có thể di chuyển trong không khí với khoảng cách lên đến 6000 cm nên việc bảo vệ bản thân là rất cần thiết. 

- Rửa tay sạch trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh cũng là một cách phòng ngừa thủy đậu hiệu quả. Ngoài ra, bạn luôn phải rửa tay sạch bằng xà phòng và nước ấm sau khi tiếp xúc với đồ vật, quần áo hoặc dịch tiết của người bệnh.

- Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm ít nhất 20 giây.

Phòng ngừa thủy đậu bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng

Phòng ngừa thủy đậu bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng

- Luôn nhớ phải xoa cả ở mặt sau bàn tay kẽ tay và dưới móng tay

- Có thể ngân nga một bài hát yêu thích để canh thời gian rửa tay vừa đủ 20 giây.

- Rửa tay sạch với nước ấm và dùng khăn sạch lau khô hoặc dùng máy sấy khô tự động để hong tay.

4. Cách ly người bệnh ở phòng riêng để giảm nguy cơ lây nhiễm vi rút.

- Cho người bệnh ở riêng phòng, ví dụ như phòng ngủ, là tốt nhất. Nếu có thể, hãy cho người bệnh dùng riêng phòng tắm.

- Cho người bị thủy đậu đeo khẩu trang khi ra khỏi phòng riêng để đi đến phòng tắm. Người bệnh hắt hơi hoặc ho khi ra khỏi phòng cũng có thể lây vi rút.

5. Sử dụng biện pháp phòng ngừa thủy đậu.

Biện pháp phòng ngừa bao gồm mặc áo choàng và đeo găng tay khi tiếp xúc thân thể với người bệnh hoặc đồ vật đã tiếp xúc với người bệnh.

Đeo kính bảo hộ, đeo găng tay, mặc áo choàng khi thay ga giường, khi vào phòng người bệnh, tiếp xúc với người bệnh hoặc xử lý đồ dùng của người bệnh.

Phương pháp 2: Cân nhắc việc Tiêm Vắc-xin phòng ngừa Thủy đậu

1. Xác định xem bạn đã bị thủy đậu bao giờ chưa.

Nếu không nhớ đã bị thủy đậu hay chưa, hoặc sinh sau năm 1980, bạn có thể đi khám bác sĩ để được xét nghiệm máu Đây là xét nghiệm để đo kháng thể đối với bệnh thủy đậu trong máu.

Nếu đã tiếp xúc với vi rút thủy đậu và bị bệnh, ngay cả khi bị ở mức độ nhẹ, trong máu sẽ có kháng thể để bảo vệ bạn khỏi bị thủy đậu trở lại.

2. Quyết định xem có nên tiêm vắc-xin hay không.

Có một số trường hợp không nên tiêm vắc-xin phòng ngừa thủy đậu do vấn đề về sức khỏe Vì vậy, bạn nên trao đổi với bác sĩ về tiền sử bệnh để xác định xem có nên tiêm vắc-xin hay không. Nói chung, những trường hợp sau không nên tiêm vắc-xin ngừa thủy đậu:

- Có phản ứng dị ứng với liều vắc-xin đầu tiên

- Phụ nữ mang thai

- Người dị ứng với Gelatin hoặc Neomycin

- Có bệnh miễn dịch

- Sử dụng Steroid liều cao

- Đang tiếp nhận điều trị ung thư bằng X-quang thuốc hoặc hóa trị

- Đã truyền hoặc nhận máu trong vòng 5 tháng gần đây

3. Hỏi bác sĩ về việc tiêm vắc-xin ngừa thủy đậu.

Tiêm vắc-xin có thể bảo vệ bạn khỏi bị thủy đậu. Mặc dù hầu hết các nghiên cứu đều được tiến hành đối với việc tiêm vắc-xin trước khi tiếp xúc với vi rút, nhưng tiêm vắc-xin sau khi tiếp xúc với vi rút cũng cho thấy tác dụng bảo vệ. Tuy nhiên, bạn nên tiêm vắc-xin trong vòng 5 ngày sau khi tiếp xúc với người bệnh để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nếu chưa bị thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc-xin, hãy trao đổi với bác sĩ về việc tiêm vắc-xin.

Hãy tiêm vắc xin để phòng ngừa thủy đậu

Hãy tiêm vắc xin để phòng ngừa thủy đậu

Một số người sau khi tiêm vắc-xin sẽ bị thủy đậu mức độ nhẹ, xuất hiện ít mụn nước hơn bình thường và thường không bị sốt. Vắc-xin được làm từ chính vi rút sống hoặc yếu.

Trẻ nhỏ nên tiêm vắc-xin khi đến 12-18 tháng tuổi và tiêm nhắc lại ở độ tuổi từ 4-6 tuổi. Tác dụng phụ thường gặp nhất khi tiêm vắc-xin là đau sưng hoặc đỏ ở vết tiêm. Một số ít trẻ em và người lớn khi tiêm vắc-xin sẽ bị phát ban nhẹ quanh chỗ tiêm.

Phương pháp 3: Xác định Yếu tố Nguy cơ và Phương pháp Điều trị

1. Nhận biết nguy cơ đối với nhóm dân cụ thể bị thủy đậu.

Một số người sẽ có nguy cơ gặp biến chứng đáng kể cao hơn và có thể đe dọa đến tính mạng. Nhóm người này bao gồm:

- Trẻ sơ sinh có mẹ chưa bị thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc-xin phòng ngừa thủy đậu

- Người lớn

- Phụ nữ mang thai chưa bị thủy đậu

- Người có hệ miễn dịch yếu do dùng thuốc

- Người uống thuốc Steroid

- Người uống thuốc ức chế miễn dịch

2. Cẩn thận với biến chứng tiềm ẩn do thủy đậu mức độ nặng.

Ở một số trường hợp, người bị thủy đậu có thể gặp biến chứng và cần chăm sóc y tế khẩn cấp. Biến chứng do nhiễm vi rút Varicella bao gồm, nhưng không giới hạn bởi: 

- Nhiễm khuẩn trên da hoặc mô mềm

- viêm phổi

- Nhiễm trùng huyết (Septicemia)

- Hội chứng Sốc Nhiễm độc

- Nhiễm trùng xương

- Viêm khớp nhiễm trùng (nhiễm trùng khớp)

- Viêm não (Encephalitis)

- Thất điều tiểu não (viêm tiểu não trong não)

- Mất nước

- Nhiễm trùng khớp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật