Mách nhỏ dinh dưỡng ngày Tết cho bệnh nhân đái tháo đường

Với tất cả mọi người, Tết là dịp để thưởng thức hương vị xuân, nhưng với riêng người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thì thật không dễ để có thể vui Tết thỏa thích, điều đó thật không công bằng nếu chỉ vì lý do “kiêng khem”.

Ăn Tết – lưu ý chỉ số ĐH thấp

Trong điều trị bệnh ĐTĐ, việc kiểm soát chỉ số đường huyết (GI) càng gần mức bình thường càng tốt. Mức độ tăng đường huyết (ĐH) tùy thuộc vào số lượng thực phẩm ăn vào, hàm lượng và loại chất bột đường (carbohydrate, glucid), thành phần chất đạm chất béo chất xơ chứa trong thực phẩm cách chế biến... Khi ĐH lên quá cao hoặc xuống quá thấp đều gây hại đối với cơ thể và ta gọi đó là vùng ĐH nguy hiểm. ĐH xuống thấp dưới 60mg/dl, cơ thể thiếu năng lượng và gây nên tình trạng mệt lả chóng mặt và dẫn đến đột quị.

ĐH tăng cao hơn 180mg/dl, hậu quả là chất đạm, chất béo không được chuyển thể như bình thường khiến chất mỡ tích lũy một cách thái quá, chất đạm bị phân hủy một cách quá mức do phản ứng sai lầm của cơ thể trong tình trạng chất đường trong máu tăng cao quá lâu. Do đó, gây xơ vữa mạch máu chai não, thoái hóa võng mạc viêm thận hoại tử mô mềm, dị ứng…

Người ta đã phân loại một số thực phẩm dùng hàng ngày để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thực phẩm làm tăng ĐH nhanh, trung bình hay chậm như sau:

Nhóm thực phẩm có GI 70, chỉ số đường cao (làm tăng ĐH nhanh chóng) nhóm thực phẩm này người bị ĐTĐ cần tránh. Ví dụ: mạch nha mật ong nước mía chuối bánh quy ngọt bánh mì trắng, bánh bột gạo trắng.

Nhóm thực phẩm có GI từ 56 - 69, chỉ số đường trung bình: những thực phẩm cần hạn chế. Ví dụ: khoai tây nướng, bánh sừng trâu, dứa (thơm), mì sợi cam sữa chua….

Nhóm thực phẩm có GI 55, chỉ số đường thấp, là những loại thực phẩm làm tăng ĐH chậm, khuyến cáo người bệnh đái ĐTĐ nên sử dụng. Ví dụ: nước ép rau quả cà rốt đậu phộng fructose (có nhiều trong trái cây ít ngọt như: dâu, mận ta, táo, bưởi, xoài…). Do đó, những bệnh nhân bị bệnh ĐTĐ nên chọn ăn những thực phẩm nằm trong nhóm có GI trung bình và thấp để duy trì lượng ĐH một cách ổn định.

Ăn cũng phải có cách

Người bị (ĐTĐ) hoàn toàn có thể sống và sinh hoạt như người bình thường nếu được trang bị những kiến thức cơ bản về thực phẩm cách ăn uống chọn lựa thực phẩm phù hợp với bản thân mình.

Với bệnh nhân ĐTĐ, việc dùng các loại thức ăn có chỉ số GI thấp làm cho ĐH dễ kiểm soát hơn, vì sẽ cung cấp glucose chậm rãi và đều đặn vào máu, giúp duy trì lượng ĐH một cách ổn định để cung cấp cho não và cơ là hai cơ quan cần ăn “đường” liên tục. Ngoài ra thực phẩm có chỉ số GI thấp còn cải thiện chuyển hóa lipid đặc biệt đối với ĐTĐ týp -2.

Do đó, trong dịp lễ Tết, để có thể tận hưởng những ngày Xuân trọn vẹn, người bệnh ĐTĐ cũng không cần quá kiêng khem vì vẫn có thể ăn được đa dạng các loại thực phẩm Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn những loại thức ăn có chỉ số GI thấp, nhất là những loại đã được chứng minh lâm sàng giúp kiểm soát ĐH, cung cấp nguồn dinh dưỡng cân bằng hàng ngày, và giảm thiểu những biến chứng cho người bệnh ĐTĐ như Glucerna SR của Abbott Hoa Kỳ chẳng hạn, là một lựa chọn phù hợp và cần thiết.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật