Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và tim mạch ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn

Khi kháng insuline và đái tháo đường(ĐTĐ) xảy ra ở người bệnh có kèm theo các yếu tố như béo phì, tăng huyết áp, tăng cholesterol và triglyceride, thì nguy cơ bị bệnh tim mạch và tai biến mạch não tăng hơn.

Những nguy cơ cao của bệnh nhân ĐTĐ

Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành (bao gồm nhồi máu cơ tim), tai biến mạch não, và bệnh mạch ngoại biên. Thực tế, trên 65% bệnh nhân đái đường chết do bệnh tim mạch Đái đường nếu không được điều trị sẽ dẫn tới nhiều tác hại đối với sức khoẻ như bệnh tim tai biến mạch não, mù loà, bệnh thận bệnh thần kinh Tỷ lệ chết do bệnh tim mạch ở người có bệnh đái đường cao gấp 2 đến 4 lần so với người không mắc đái tháo đường Nguy cơ bị tai biến mạch máu não cũng tăng 2 đến 4 lần ở những bệnh nhân đái tháo đường.

Bệnh nhân đái tháo đường khi bị nhồi máu cơ tim thường nặng hơn và có nguy cơ tử vong cao hơn người không bị đái tháo đường.

Bệnh nhân đái tháo đường có xu hướng bị giảm HDL cholesterol (yếu tố có lợi) và tăng glyceride, tăng LDL cholesterol (yếu tố có hại). Điều này làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

Làm gì để giảm nguy cơ bị tai biến và nhồi máu cơ tim?

Thay đổi thói quen sống: Đó là thay đổi chế độ ăn uống chế độ vận động, giảm hoặc bỏ các thói quen sinh hoạt không có lợi như hút thuốc uống rượu…

Điều trị nội khoa bằng thuốc: kiểm soát tốt đường máu và các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp rối loạn mỡ máu

Hoạt động thể lực: hoạt động thể lực thường xuyên giúp làm giảm tỷ lệ kháng insulin Điều này có nghĩa là, cơ thể bạn sử dụng insulin hiệu quả hơn.

Giảm cân nếu bạn cần: Khi quá cân thì việc giảm cân có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Trọng lượng giảm giúp làm giảm nguy cơ kháng insulin tỷ lệ mỡ cơ thể và tăng huyết áp Ăn thức ăn ít mỡ bão hoà và mỡ chuyển dạng giảm calo tăng hoạt động thể lực giúp bạn giảm cân và duy trì trọng lượng lý tưởng.

Điều trị bệnh

Bệnh tiểu đường nếu không được theo dõi và điều trị sẽ gây ra các biến chứng nghiệm trọng, như nhồi máu cơ tim tai biến mạch máu não suy thận Thậm trí nếu đường máu quá cao có thể gây hôm mê do tăng áp lực thẩm thấu máu hoặc nhiễm acid máu (toan ceton). Do vậy việc điều trị nhằm kiểm soát đường máu và điều trị các yếu tố nguy cơ là rất quan trọng để phòng ngừa biến chứng.

Kiểm soát đường máu: bằng thực hiện chế độ ăn cho người bị tiểu đường vận động và dung thuốc tiểu đường type I, bệnh nhân được chỉ định tiêm insulin hàng ngày để kiểm soát đường máu. Với tiểu đường type II, đa phần điều trị bằng thuốc uống, có thể một hoặc vài loại thuốc kết hợp với nhau, khi kết hợp thuốc tối đa mà không kiểm soát được đường máu thì phải tiêm Insulin như điều trị tiểu đường type I. Theo dõi đường máu thường xuyên để điều chỉnh thuốc hạ đường máu.

Điều trị các yếu tố nguy cơ kèm theo: đặc biệt là tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu Thuốc điều trị tăng huyết áp được chỉ định khí HA > 130/80mmHg (với người không bị tiểu đường là > 140/90mmHg). Thuốc điều trị tăng mỡ máu thường là nhóm statin.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật