Nhiễm vi khuẩn HP chưa chắc sẽ bị ung thư dạ dày

Tuy nhiên, vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) chính là một trong những nguyên nhân dẫn có căn bệnh nguy hiểm này.

70% dân số Việt Nam có mang vi khuẩn HP

Theo TS.BS. Nguyễn Công Long, Phó Trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, tại Hà Nội cứ 1.000 người có tới 700 trường hợp nhiễm vi khuẩn HP. Còn tại TP. Hồ Chí Minh có tới 90% người bị viêm dạ dày có xuất hiện loại vi khuẩn này. Đây là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng, thậm chí HP được xem là thủ phạm của ung thư dạ dày

Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP tên đầy đủ là Helicobacter pylori, là một loại vi khuẩn được 2 bác sĩ người Úc là Warren và Marshall phát hiện vào năm 1982. Năm 1994, WHO xếp vi khuẩn HP vào nhóm tác nhân gây ung thư nhóm 1.

Có vi khuẩn HP = Nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày?

Vi khuẩn này có rất nhiều chủng khác nhau, nhưng không phải tất cả các chủng đều gây ung thư dạ dày Chỉ những chủng mang gen độc lực cao (như mang gen CagA) mới là tác nhân gây ung thư Không chỉ vậy, bệnh chỉ phát tác khi có thêm các yếu tố nguy cơ cao như: ăn uống vệ sinh cá nhân thực phẩm nước uống, di truyền…

Cần khẳng định một lần nữa: Không phải ai mang vi khuẩn HP cũng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày Hiểu biết chưa thật đúng dẫn đến tình trạng lo lắng quá mức cần thiết: nhiều người đổ xô đi xét nghiệm HP; bật khóc khi có kết quả dương tính hay ăn uống thả phanh, không lành mạnh khi biết mình âm tính…

Nguy cơ phải đối diện khi mang vi khuẩn HP

Theo tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Tiêu hóa thế giới, tỷ lệ nhiễm HP trung bình toàn cầu là 50%. Ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, tỷ lệ nhiễm ở người trưởng thành lên đến 70%. Vậy làm sao để biết mình thuộc 70% đó?

Một số triệu chứng cảnh báo nhiễm vi khuẩn HP là: Đau, khó chịu vùng trên rốn và đau nhiều hơn sau khi ăn;  Buồn nôn hay nôn; Ợ hơi, ợ chua ợ nóng cảm giác đầy bụng dù ăn ít; Chậm tiêu khó tiêu không đói; rối loạn tiêu hóa không rõ nguyên nhân.

Là một vi khuẩn không có lợi, vi khuẩn HP khá nguy hiểm khi là một trong những yếu tố gây nhiều bệnh về tiêu hóa. Có thể kể tới là: viêm dạ dày cấp tính; Viêm dạ dày mạn tính; Loét dạ dày tá tràng; Lymphoma loại MALT ở dạ dày; Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn; Chứng rối loạn tiêu hóa không loét; và là tác nhân liên quan chủ yếu tới ung thư dạ dày ở người.

Để phòng ngừa vi khuẩn HP, yếu tố cực quan trọng chính là vệ sinh ăn uống: cần ăn chín, uống sạch. Ở Việt Nam, thói quen ăn chung, chấm chung một chén, dùng đũa gắp thức ăn cho nhau… là yếu tố nguy cơ cao lây truyền vi khuẩn này.

Tuy nhiên, dù nhiễm hay không nhiễm vi khuẩn HP thì cũng cần cảnh giác với bệnh ung thư dạ dày. Như các bệnh khác, việc phát hiện sớm ung thư dạ dày đóng vai trò cực quan trọng trong điều trị bệnh. Nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày duy nhất và có giá trị nhất.

Làm sao để diệt vi khuẩn HP?

Muốn diệt vi khuẩn HP không thể chỉ thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt, mà cần phải sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Khi điều trị, không được tự điều chỉnh liều thuốc thay thuốc hay tự ý ngưng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị. Bởi vì nếu sử dụng thuốc không đúng và không đủ liều thì vi khuẩn HP vẫn chưa được tiêu diệt sạch và khả năng tái phát bệnh cao, có nghĩa là bạn sẽ không khỏi bệnh.

Đặc biệt, trong trường hợp bị dị ứng với một thành phần nào của thuốc điều trị vi khuẩn HP, hãy cẩn trọng và báo với bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật