Ung thư dạ dày là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Tìm hiểu về bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là tình trạng tế bào ung thư phát triển trong dạ dày Đây là một bệnh lý hết sức nguy hiểm ở đường tiêu hóa là nguyên nhân thứ hai gây tử vong trong các bệnh ung thư (đứng sau ung thư phổi). 

Ung thư dạ dày là tình trạng tế bào ung thư phát triển trong tế bào

Ung thư dạ dày là tình trạng tế bào ung thư phát triển trong tế bào

Các dấu hiệu nhận biết bệnh ng thư dạ dày

 - Đau vùng thượng vị: âm ỉ hoặc nóng rát, hoặc không có triệu chứng

 - Đầy bụng chán ăn ăn không tiêu

 - Nuốt nghẹn

 - buồn nôn hoặc nôn mửa

 - Đã hoặc đang bị viêm dạ dày mãn tính, nhất là thể teo

 - Cảm thấy mệt mỏi sút cân đột ngột

 - Nôn ra máu hoặc đại tiện phân đen

 - Có thể sờ thấy khối u ở bụng là dấu hiệu ung thư dạ dày khi bệnh đã ở giai đoạn cuối

 - ung thư dạ dày là một bệnh lý rất nguy hiểm, thông thường nếu đã để đến giai đoạn muộn mới phát hiện thì khả năng chữa khỏi là rất thấp. .

Ung thư dạ dày có biểu hiện nôn ra máu

Ung thư dạ dày có biểu hiện nôn ra máu

Nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày

Các chuyên gia hàng đầu trên thế giới chỉ đưa ra đưa ra các yếu tố nguy cơ, tác nhân gây ung thư dạ dày Tuy nhiên, khi có một, một vài hoặc thậm chí tất cả các yếu tố gây ung thư sau thì cũng chưa chắc bệnh nhân đã bị ung thư dạ dày Nó còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng thể, khả năng kiểm soát bệnh tật lối sống chế độ chăm sóc y tế...

Một số tác nhân gây ung thư dạ dày và yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày như sau:

 - nhiễm khuẩn Hp 

 - chế độ ăn uống không hợp lý: ăn mặn làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư dạ dày ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ nướng, chiên xào và các chất bảo quản thực phẩm

 - Thiếu máu ác tính.

 - viêm dạ dày thể teo.

 - viêm loét dạ dày mãn tính có Hp, không điều trị triệt để, tái phát thường xuyên.

 - Người có nhóm máu A dễ bị Ung thư dạ dày hơn các nhóm máu khác

 - Thường xuyên sử dụng các chất kích thích: bia rượu thuốc lá...

Yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới tình trạng viêm mạn tính của dạ dày do đó cũng là một tác nhân gián tiếp làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Điều trị ung thư dạ dày bằng phẫu thuật, xạ trị...

Điều trị ung thư dạ dày bằng phẫu thuật, xạ trị...

Điều trị ung thư dạ dày

1. Phẫu thuật

Đây là một trong những cách điều trị ung thư dạ dày thường được áp dụng nhất. Bác sĩ sẽ chỉ định cắt một phần lớn dạ dày có tế bào ung thư của người bệnh. Vì các tế bào ung thư có thể lan tỏa theo hệ thống bạch huyết nên các hạch bạch huyết ở gần vị trí khối u sẽ được vét bỏ trong khi phẫu thuật.

2. Hóa trị liệu

Hóa trị liệu là một biện pháp dùng thuốc hóa chất để chống ung thư. Đa số các loại thuốc chống ung thư dạ dày thường được sử dụng theo đường tiêm, còn một số khác dùng theo đường uống. 

3. Xạ trị

Đây là biện pháp sử dụng các tia năng lượng cao tác động trực tiếp vào các tế bào ung thư và ngăn không cho chúng phát triển xạ trị thường được áp dụng sau khi phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Thời gian điều trị trung bình khoảng từ 5-6 tuần, mỗi tuần 5 ngày. Bên cạnh đó còn có thể kết hợp cả hóa trị và xạ trị để giảm đau thu nhỏ khối u 

4. Liệu pháp sinh học

Hình thức điều trị này nhằm hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể để có thể hồi phục sau các tác dụng phụ của các phương pháp như hóa trị và xạ trị. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật