Triệu chứng cảm lạnh ở trẻ em và cách chăm sóc hiệu quả

Bệnh cảm lạnh là một bệnh thông thường. Bệnh này hay gặp ở trẻ em Theo như số liệu thống kê cho thấy thì một trẻ có thể mắc khoảng 8 trận cảm cúm trên một năm. Đặc biệt là vào mùa mưa lạnh. Mặc dù khả năng nguy hiểm của bệnh cảm lạnh ở trẻ nhỏ là thấp. Sau đây là một số triệu chứng cảm lạnh ở trẻ em thường gặp

Triệu chứng cảm lạnh ở trẻ em

Sốt: đa số trẻ bị cảm lạnh hoặc cúm mùa thì đều có sốt. Cúm mùa thì thường sốt cao đột ngột, có thể trên 38.5 - 39 độ C cảm lạnh thông thường thì sốt nhẹ hơn, tuy nhiên cũng có trẻ sốt cao hoặc là không sốt.

Triệu chứng cảm lạnh ở trẻ em chính là hội chứng viêm long đường hô hấp trên, bao gồm: ho, khởi đầu là ho khan sau 1-3 ngày có thể ho có đờm nghẹt mũi ở trẻ lớn thì đã biết kêu ngạt mũi nói giọng mũi, há miệng thở ngủ ngáy

Trẻ nhỏ thì quấy khóc, lăn lộn khó ngủ đang bú thì buông ra để thở hổn hển đó là dấu hiệu của tắc mũi. Với trẻ nhỏ, phụ huynh có thể ghé tai sát mũi nghe tiếng thở, khi bị ngạt mũi tiếng khụt khịt rất lớn. Tiếng khụt khịt khi trẻ nghẹt mũi phụ huynh hay nhầm với tiếng khò khè trong bệnh viêm tiểu phế quản suyễn hay viêm phổi

Sổ mũi: dịch xuất tiết lúc đầu trong, loãng nhưng nếu không được vệ sinh sạch sẽ để ứ đọng nhiều hoặc bị bội nhiễm vi khuẩn thì dịch có thể trở nên đục, xanh hoặc vàng.

Triệu chứng cảm lạnh ở trẻ em có thể kéo dài từ 5 đến 7 ngày

Triệu chứng cảm lạnh ở trẻ em có thể kéo dài từ 5 đến 7 ngày

Nhày mũi: trẻ có thể bị hắt hơi trước đó như là một báo hiệu của bệnh.

Các triệu chứng khác: Trẻ biếng ăn do thay đổi khẩu vị, do nghẹt mũi nên khó khăn trong ăn uống

Trẻ lớn đã biết kêu đau rát cổ họng, cảm giác khô, nuốt đau nổi hạch vùng cổ. Trẻ nhỏ thì quấy khóc, bứt rứt, khó ngủ. Ngoài ra, trẻ có thể gặp chóng mặt buồn nôn nôn, tiêu phân lỏng đôi khi gặp.

Các dấu hiệu viêm kết mạc sưng phù mí mắt, đỏ mắt, có gỉ mắt,... là dấu hiệu có thể gặp trong cảm lạnh thông thường.

Phát ban cũng có thể gặp trong một số trường hợp, nếu có thường xuất hiện sau sốt 2-3 ngày.

Triệu chứng cảm lạnh ở trẻ em có thể gây nhiễm trùng phát sinh do cảm lạnh thường là viêm nhiễm phần cổ họng. Cụ thể biểu hiện là: sốt, đau cổ hạch bạch huyết sưng to hoặc viêm tăng sinh amidan Bé sẽ có hiện tượng không thích ăn, thậm chí nôn ọe tiêu chảy

Mùa đông trẻ em thường rất hay bị cảm lạnh

Mùa đông trẻ em thường rất hay bị cảm lạnh

Bé bị cảm nặng biểu hiện như sau: Cảm thấy lạnh, toàn thân không có sức lực, không muốn ăn, sốt cao 39-40 độ. Thậm chí có thể cao hơn, kèm đau đầu ngủ không ngon. Ngoài ra có thể bị đau bụng cấp co giật cha mẹ cần lưu ý.

Cách chăm sóc cho trẻ bị cảm lạnh

Bằng cách khá đơn giản là giữ ấm cho bé, tuy nhiên bạn không nên ủ cho bé ấm quá nhất là các bộ phận dễ bị nhiễm lạnh như chân, tay và cổ họng của bé.

Bạn nên đặt bé nằm ở phòng thoáng khí, tránh đặt bé ở nơi có gió lùa trực tiếp.

Ngoài ra cha mẹ cần chú ý tuyệt đối không dùng nước đá để chườm cho bé

Triệu chứng cảm lạnh ở trẻ em tuy không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ nhiều nhưng nếu không biết cách điều trị thì tình trạng của bệnh rất khó lành và dễ kéo dài. Sẽ làm cho bé rất mệt mỏi và khó chịu.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật