Vì sao chúng ta có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ung thư đại tràng là ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan với 1 triệu ca mỗi năm.  

Vì sao  chúng  ta  hay mắc ung thư đại tràng

Viêm đại tràng mãn tính không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh chất lượng cuộc sống mà còn khiến người bệnh đối diện với nguy cơ ung thư đại tràng. Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học, đối với bệnh nhân không chữa dứt điểm khiến bệnh kéo dài trong nhiều năm thì nguy cơ dẫn đến ung thư đại tràng là 20 %.

Bởi khi bệnh lý kéo dài trong nhiều năm, đồng nghĩa với vị trí và mức độ lan rộng của viêm và vết loét tăng lên. Đây là nguy cơ khiến tế bào đại tràng sản sinh quá mức cần thiết, phân chia vô độ và hình thành khối u ác tính. Các tế bào ung thư này sẽ tấn công và triệt tiêu mô xung quanh. Chúng cũng có thể tách khỏi khối u và lan rộng ra hình thành khối u mới ở các bộ phận khác. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì khả năng cứu sống bệnh nhân rất ít.

Ở nước ta cứ 3 người thì có 1 người gặp vấn đề về đại tràng. Lý do khiến nước ta trở thành một trong những quốc gia có số lượng bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính đứng hàng đầu thế giới có thể kể đến:

- Chế độ sinh hoạt không điều độ, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá: Theo Cục Y tế dự phòng, Việt Nam trở thành quốc gia tiêu thụ rượu bia cao nhất Đông Nam Á, đứng thứ ba châu Á, chỉ sau Nhật Bản và Trung Quốc, rượu bia là tác nhân kích thích gây tái phát và bệnh viêm đại trạng nặng lên. Bên cạnh đó do mức sống còn thấp, tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm thói quen ăn nhanh, sinh hoạt không điều độ là nguyên nhân dẫn đến 1 đợt cấp của bệnh, sau 1 đợt cấp người bệnh rất nhạy cảm với thức ăn lạ khi tiếp xúc với thức ăn này sẽ lại khởi phát một đợt viêm mới, khiến tình trạng viêm  mạn tính và dai dẳng.

- Lo âu, căng thẳng, stress: Với lối sống hiện đại và gấp gáp như hiện nay lo âu căng thẳng stress sẽ khiến tình trạng viêm đại tràng nặng thêm, các triệu chứng đau bụng âm ỉ tăng lên. Kết quả nội soi cho  thấy vết trợt loét loang rộng và lớn hơn. Tình trạng bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt nếu người bệnh từ bỏ thói quen làm việc vào đêm khuya căng thẳng hay khi lo âu được giải tỏa, không còn stress

- Đến khi bệnh nặng mới điều trị và điều trị không triệt để: Giai đoạn ban đầu của viêm đại tràng mạn tính thường là những đợt rối loạn tiêu hóa Ở thời điểm này, bệnh chưa ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe do đó rất nhiều người chủ quan coi thường và bỏ qua. Thực tế, cho thấy tại các bệnh viện lớn có rất nhiều bệnh nhân bị viêm đại tràng  mạn tính hơn 10 năm rồi mới đi khám. Hơn nữa, trong quá trình điều trị, vì cuộc sống bận rộn, nhiều bệnh nhân uống không đủ đợt, chỉ dùng thuốc kháng sinh điều trị không triệt để, bệnh chưa khỏi hoàn toàn đã dừng thuốc Vì vậy, bệnh sẽ tiếp tục tái phát và chuyển sang giai đoạn nặng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe Nhiều bác sĩ , chuyên gia về tiêu hóa cho rằng: Chủ quan với viêm đại tràng mãn tính chính là tiếp tay cho Ung thư đại tràng tiến triển.

Điều trị dứt điểm, ngăn chặn biến chứng.

Để kết quả điều trị hiệu quả hơn, người bệnh cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ kết hợp với sử dụng thuốc hợp lý.

Về chế độ sinh hoạt: Ưu tiên sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu, giàu năng lượng và kiêng ăn những thức ăn không thích hợp như tôm, cua, cá, những thức ăn khó tiêu thức ăn sống, không hợp vệ sinh; hạn chế những chất kích thích như rượu, bia thuốc lá cà phê, tiêu ớt…; nhai kỹ, ăn chậm, không ăn nhiều một lúc. Về chế độ sinh hoạt, người bệnh nên luyện tập thói quen đi đại tiện vào giờ nhất định; tránh căng thẳng, lo âu, stress…

Sử dụng thuốc hợp lí: Để điều trị dứt điểm, ngăn chặn biến chứng, các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên điều trị dứt điểm khi có một đợt viêm đại tràng cấp và tầm soát ung thư giai đoạn sớm. Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật