Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh

Bệnh suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển. Đây là tình trạng bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

1. Nguyên nhân suy dinh dưỡng

Do dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp là một trong những nguyên nhân suy dinh dưỡng hàng đầu ở trẻ. 

Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi sởi, lỵ…

Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em là do chế độ dinh dưỡng

Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em là do chế độ dinh dưỡng


Do thể tạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi hở hàm ếch tim bẩm sinh cũng là một trong những nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

Muốn biết bệnh suy dinh dưỡngtrẻ em các bà mẹ cần phải theo dõi cân nặng thường xuyên cho trẻ trên biểu đồ phát triển. Nếu thấy 2-3 tháng liền trẻ không tăng cân cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.

Nhận biết bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em

Muốn nhận biết bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em cần phải xác định ở chiều cao cân nặng ở từng độ tuổi

Theo tiêu chuẩn cân nặng/tuổi người ta chia suy dinh dưỡng làm 3 độ:

Suy dinh dưỡng Độ I: Trọng lượng còn 90% so với tuổi

Suy dinh dưỡng Độ II: Trọng lượng còn 75% so với tuổi

Suy dinh dưỡng Độ III: Trọng lượng còn dưới 60% so với tuổi.

2. Dấu hiệu bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thấy con vui chơi bình thường mà không thường xuyên theo dõi cân nặng của con là một sai lầm dẫn đến việc không phát hiện ra con mình đang bị suy dinh dưỡng

- Không lên cân hoặc giảm cân là dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng

- Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo.

- Teo nhỏ: mất hết lớp mỡ dưới da bụng.

- Da xanh tóc thưa rụng dễ gãy đổi màu.

- Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa: ỉa phân sống, ỉa chảy hay gặp.

- Chậm tăng cân đứng cân hoặc sụt cân

- Trẻ chậm phát triển vận động.

- Trẻ thường biếng ăn ăn ít, môi xanh niêm mạc Mắt nhợt nhạt, hay buồn bực,ít vui chơi, kém linh hoạt là dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng ở hầu hết các bé. 

- Thể nặng: Có phù hoặc teo đét, có thể biểu hiện của thiếu vitamin gây quáng gà, khô giác mạc đến loét giác mạc Hiện nay thể nặng rất hiếm gặp.

3. Phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em

Phòng bệnh 

Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và kéo dài 18-24 táng, nếu mẹ không đủ sữa lựa chọn loại sữa thay thế phù hợp.

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bằng bữa ăn hợp lý:

– Tập cho trẻ ăn dặm khi được 6 tháng tuổi.

Phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em

Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng

– Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (bột đường, đạm, béo vitamin và khoáng chất, không kiêng khem).

Vệ sinh an toàn thực phẩm:

– Bảo vệ trẻ tránh các bệnh nhiễm trùng đường ruột giun san…

– Chọn lựa thực phẩm tơi mới, hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.

– Nấu nướng thức ăn chín kỹ.

Theo dõi biểu đồ tăng trưởng hàng thán:

– Nhằm phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng hoặc cá nguy cơ nếu có và can thiệp sớm.

Ngừa và trị bệnh:

– Điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp tiêu chảy… không lạm dụng kháng sinh mà chỉ dùng kháng sinh đủ liều, đủ thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Chăm sóc dinh dưỡng tích cực trong thời gian bệnh và phục hồi sinh dưỡng sau thời gian bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em

tiêm chủng đầy đủ đúng lịch.

– Xổ giun định kỳ 6 tháng cho trẻ tên.

Trên đây là những thông tin khái quát nhất về bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em. Các mẹ hãy chú ý tới sự phát triển chiều cao cân nặng và những biểu hiện thường thấy bên ngoài để sớm phát hiện bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ nhé!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật