Phòng bệnh hô hấp cho trẻ trong thời tiết ngày nắng đêm lạnh

Những ngày gần đây, thời tiết thay đổi thất thường, các yếu tố nguy cơ gây bệnh cũng phát triển khiến chúng ta dễ mắc bệnh hơn, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Còn ở miền Bắc, thời tiết đột ngột chuyển lạnh sau kỳ nghỉ Tết dài nắng nóng khiến cơ thể trẻ nhỏ chưa kịp thích nghi dẫn đến việc nhiều trẻ bị ốm. Nhiệt độ thay đổi thất thường là mối đe dọa với sức khỏe trẻ nhỏ.

Thời tiết ngày nóng, đêm lạnh dễ khiến trẻ nhỏ mắc các bệnh hô hấp

Viêm đường hô hấp trên:

Các bệnh viêm đường hô hấp trên thường hay gặp, tuy nhẹ nhưng rất khó chịu vì ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Bệnh cấp tính gây sốt cao hoặc vừa ho hắt hơi nghẹt mũi chảy nước mũi khàn giọng mất giọng niêm mạc họng đỏ (trẻ em nôn nhiều, quấy khóc). Nếu không điều trị khỏi hoàn toàn sẽ rất dễ chuyển thành mạn tính.

Viêm đường hô hấp dưới:

Thường gồm viêm thanh quản phế quản tiểu phế quản, khí quản viêm phổi và bệnh thường nặng.

Thời tiết nóng lạnh đột ngột khiến trẻ dễ mắc bệnh đường hô hấp

Thời tiết nóng lạnh đột ngột khiến trẻ dễ mắc bệnh đường hô hấp

Viêm phế quản:

Là bệnh rất nhạy cảm do hệ hô hấp của trẻ khó thích ứng với biến đổi thất thường của thời tiết. Bệnh gây khó thở thở khò khè ho nhiều và có đờm

Viêm thanh quản cấp:

Đây cũng là một trong các bệnh hô hấp điển hình thường gặp ở trẻ khi thời tiết thay đổi Với bệnh viêm thanh quản cấp trẻ bị khan tiếng khó thở và thường cơn khó thở xảy ra vào chiều tối và gần sáng.

Bệnh viêm phổi:

Bệnh gây ho nhiều và dữ dội về ban đêm, thờ khò khè viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển.

Hen suyễn:

Thời tiết thất thường không chỉ làm trẻ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp mà còn khiến nhiều trẻ dễ bị lên cơn suyễn. Đáng lo ngại hơn, khi thời tiết thay đổi sẽ có những trẻ lần đầu lên cơn suyễn. Lúc này cha mẹ trẻ chưa biết cách phòng ngừa cũng như cắt cơn suyễn cho trẻ, điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Cha mẹ cần hết sức quan tâm, chăm sóc khi trẻ bị bệnh

Nếu trẻ sốt, cha mẹ nên chườm khăn ấm vào trán, cổ, bẹn và lưu ý cho trẻ mặc thoáng mát, tuyệt đối hạn chế sử dụng điều hòa nhiệt độ, quạt vào khoảng thời gian này. Làm thông thoáng mũi cho trẻ. Sử dụng dung dịch nước muối chuyên dụng để vệ sinh mũi cho trẻ.

Cho uống nhiều nước, có thể dùng nước sôi để nguội, nước Oresol nước chanh đường hoặc nước cam Cho trẻ ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa Trẻ nhũ nhi tiếp tục bú sữa mẹ tăng số lần bú nhiều hơn bình thường. Cha mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ ăn ít đi. Vì khi ốm, các cơ quan hoạt động kém đi, ép trẻ ăn nhiều sẽ khiến trẻ dễ mệt hơn. Nên chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều bữa trong ngày giúp đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

Khi phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh, cha mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi chưa được sự tư vấn của bác sĩ. Nếu trẻ bị sốt liên tục nhiều ngày thân nhiệt thường trên 39 độ C mặc dù mẹ đã làm nhiều cách để hạ sốt và nếu trẻ xuất hiện thêm các dấu hiệu co giật tím tái hôn mê thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Với những trẻ mắc bệnh hen suyễn đã được chẩn đoán, cha mẹ cần tiếp tục sử dụng thuốc cho trẻ chứ không được giảm liều hoặc tạm ngưng dùng thuốc phòng ngừa. Trong thực tế đã có những trường hợp trẻ bị lên cơn suyễn do cha mẹ tự ý ngưng thuốc

Trẻ nhỏ ra ngoài trời lạnh cần phải được mặc ấm, kín gió

Trẻ nhỏ ra ngoài trời lạnh cần phải được mặc ấm, kín gió

Thời tiết thất thường cần tăng cường phòng bệnh cho trẻ nhỏ

Để phòng bệnh cho trẻ lúc thời tiết thay đổi thất thường, nhất là phòng các bệnh về đường hô hấp quan trọng nhất là cần tránh để trẻ nhiễm lạnh Cần tắm cho trẻ bằng nước ấm và trong phòng kín gió, tắm xong phải nhanh chóng lau thật khô cho trẻ và mặc ngay quần áo.

Mỗi khi ra ngoài đi học hoặc đi chơi, cần mặc ấm cho trẻ, không mặc nóng cũng không để lạnh, không để gió lùa vào trẻ. Cần đặc biệt giữ ấm cổ của trẻ, đi tất chân, đeo khẩu trang, mũ ấm, găng tay cho trẻ. Lưu ý cho trẻ uống các đồ uống ấm, không nên cho trẻ uống nước sữa lạnh hay các loại nước đá

Khi trẻ ngủ, cha mẹ cần chú ý việc đắp chăn cho trẻ vì trẻ nhỏ thường hay đạp tung chăn, buổi đêm trời lạnh mà trẻ không đắp chăn thì sẽ bị nhiễm lạnh. Đặc biệt, khi mới ngủ, trẻ rất hay đổ mồ hôi cần lau khô cho trẻ. Tránh tình trạng đắp chăn chung với cha mẹ, vì trẻ nhỏ vốn nóng hơn người lớn, người lớn thấy ấm thì trẻ nhỏ dễ bị vã mồ hôi

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật