Viêm dạ dày ở trẻ em - Hiện trạng và cách phòng tránh bệnh

Trước đây, viêm loét dạ dày, tá tràng là bệnh rất hiếm gặp ở trẻ em nên đau bụng ở trẻ thường được chẩn đoán là do rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng giun.

Một bé trai 14 tuổi vào viện với tình trạng đau khắp bụng ngày thứ hai, nôn ói, không sốt gia đình em cho biết ngày trước bé đau lâm râm thượng vị, nôn, đi khám được chẩn đoán rối loạn tiêu hóa Từ sáng, bé đau nhiều hơn nên đến bệnh viện Khi khám, bụng bé gồng cứng, rất đau. Sau khi làm các xét nghiệm, bé được chẩn đoán: thủng dạ dày Bé được phẫu thuật cấp cứu khâu lỗ thủng và điều trị 10 ngày thì khỏi bệnh. Bé được kiểm tra thấy nhiễm vi trùng H. Pylori (HP) ở dạ dày.

Gia tăng viêm dạ dày ở trẻ

Vào một ngày khác, bé trai 15 tuổi vào viện vì chóng mặttiêu chảy sệt, được chẩn đoán là viêm ruột và cấp toa thuốc Sau đó, bé được người nhà đưa vào bệnh viện vì mệt, xanh xao, tay chân lạnh, phân đỏ sậm. Bé được nội soi cấp cứu và chẩn đoán loét dạ dày tá tràng chảy máu Sau 10 ngày điều trị và truyền máu, bé được xuất viện.

Trước đây viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh rất hiếm gặp ở trẻ em nên đau bụng ở trẻ thường được chẩn đoán là do rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng giun. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy, 2/3 số trẻ dưới 15 tuổi đau bụng do viêm loét dạ dày tá tràng. Có nhiều trường hợp vào cấp cứu vì ói ra máu. Một số trường hợp biến chứng thủng dạ dày.

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em đa số do nhiễm vi trùng HP. Vi trùng này lây qua đường miệng - miệng, nghĩa là có trẻ bị nhiễm HP, học bán trú ăn chung với bạn cùng lớp thì bị nhiễm HP. Vi trùng theo đường miệng - phân do vệ sinh ăn uống kém, ô nhiễm môi trường, nguồn nước nhiễm bẩn. Tuy nhiên, đối với các trường hợp thủng dạ dày tá tràng, nhiễm HP chỉ là yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh. Nguyên nhân cũng rất quan trọng là yếu tố tâm lý học tập căng thẳng xem tivi, chơi game quá nhiều, thức khuya, ăn nhiều thức ăn nhanh không đúng giờ giấc.

Dễ bị bỏ sót

Nhờ kỹ thuật nội soi tiêu hóa tiến bộ, đặc biệt nội soi có gây mê, nên việc chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng không còn khó khăn nữa. Cơn đau có thể dữ dội, lăn lộn, dễ nhầm với giun chui ống mật Một số bé chỉ đau bụng trước và sau ăn, không ợ hơi ợ chua như người lớn, nên có thể nhầm với rối loạn tiêu hóa

Một số trường hợp biểu hiện viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ thường là ăn uống khó tiêu đau bụng vùng trên rốn. Các triệu chứng có thể tăng lên khi ăn thức ăn đồ uống kích thích niêm mạc dạ dày như tỏi ớt chuối Cũng có trường hợp biểu hiện có thể rất rõ là nôn ra máu đi cầu phân đen như bã cà phê hoặc tiêu máu tươi, nhưng đôi khi gia đình không phát hiện được. Các biểu hiện da xanh xao ăn uống kém, gầy sút, mất tập trung, căng thẳng cũng thường gặp ở trẻ.

Nhiều bậc phụ huynh sợ nội soi vì sẽ làm con mình đau đớn. Thực tế không phải vậy, trẻ sẽ được soi bằng ống soi mềm, nhỏ và sẽ được gây mê nên hoàn toàn không đau đớn. Có thể sử dụng phương pháp kiểm tra HP qua hơi thở để tìm nguyên nhân. Nếu trẻ có dấu hiệu đau bụng kéo dài hoặc đau bụng dữ dội phải đi khám ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm. Nên kiểm tra khả năng bé bị nhiễm vi trùng HP dạ dày.

Phòng tránh bệnh

Hạn chế cho trẻ xem tivi, chơi game có điều độ để phát triển trí não Khuyến khích trẻ tập luyện thể thao để cơ thể có sức đề kháng với bệnh tật. Ăn nhiều rau quả, đủ chất dinh dưỡng tránh thức khuya, ngủ đủ 8-10 giờ/ngày. Trò chuyện, gần gũi khi trẻ bị căng thẳng trong học tập. Đặc biệt, không mớm cơm cho con nhỏ để tránh lây nhiễm HP.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật