Chuột rút là dấu hiệu hạ canxi huyết và loãng xương

Vai trò của canxi trong cơ thể là tham gia vào quá trình co cơ, dẫn truyền thần kinh, giải phóng hoóc-môn và đông máu.

Nhu cầu hàng ngày cơ thể cần là 1.000mg và được hấp thụ qua ăn uống Gần 99% canxi trong cơ thể tập trung ở xương. Chỉ có 1% canxi là tự do trao đổi với dịch ngoài tế bào do đó luôn sẵn sàng để điều chỉnh nồng độ canxi huyết được ổn định. Nồng độ canxi toàn phần bình thường trong máu được duy trì dao động từ 8,8 - 10,4mg/dl (2,20 - 2,60mmol/l). Gọi hạ canxi huyết khi nồng độ này dưới 8,8mg/dl trong điều kiện protein huyết thanh bình thường. 

1. Biểu hiện của hạ canxi huyết

- Biểu hiện hay gặp là tình trạng co cứng cơ (chuột rút) ở vùng lưng và chân. Những trường hợp hạ canxi huyết diễn ra từ từ, âm ỉ có thể gây các dấu hiệu thần kinh nhẹ như trầm cảm lú lẫn hay kích thích tâm thần đục thể thủy tinh có thể xuất hiện khi hạ canxi huyết kéo dài. 

- Hạ canxi huyết nặng: Điển hình là cơn tetani; loạn nhịp tim hoặc rối loạn dẫn truyền trong tim có thể gặp trong một số trường hợp hạ canxi huyết nặng. 

- Hạ canxi huyết khởi đầu bằng các triệu chứng: Tê môi, lưỡi, các đầu ngón tay, đầu ngón chân. Sau đó là sự co cơ khắp cơ thể. Co thắt các cơ ở tay tạo ra dấu hiệu 'bàn tay đỡ đẻ' (ngón tay gập vào lòng bàn tay các ngón khác duỗi cứng). Co thắt các cơ ở chân tạo ra 'dấu bàn đạp' (bàn chân duỗi ra như thể đang đạp xe đạp).

- Hạ canxi cũng đồng thời làm co thắt các cơ vùng mặt và các cơ toàn thân gây đau đớn; co thắt các cơ hô hấp gây khó thở Trong những trường hợp nặng hơn có thể gây co giật toàn thân hoặc khu trú.

 - Thông thường cơn hạ canxi cần có những kích thích mới biểu hiện rõ: Lên gân, vận động căng cứng cơ căng thẳng mệt mỏi hoặc cảm sốt...

Hạ canxi huyết có nhiều nguyên nhân, trong đó nếu nguyên nhân là do sự cung cấp canxi trong thức ăn không đủ để duy trì nồng độ canxi cần thiết trong máu, khi đó hoóc-môn cận giáp tiết ra để điều canxi trong xương chuyển ra bổ sung cho máu nhằm duy trì sự ổn định nồng độ canxi trong máu. Tình trạng này kéo dài làm cho kết cấu xương bị thưa loãng, hậu quả là bị bệnh loãng xương

2. Các biện pháp phòng chống thiếu canxi

- Để phòng bệnh cần lựa chọn thức ăn giàu canxi như tôm cua, cá sữa pho-mát, tăng cường tập thể dục ngoài trời (tăng tổng hợp vitamin D làm tăng hấp thu canxi ở ruột). 

- Trường hợp thường xuyên bị chuột rút có thể dùng canxi dạng dược phẩm sử dụng theo hướng dẫn hoặc theo chỉ định của bác sĩ. 

- Nếu tình trạng bệnh không cải thiện, triệu chứng hạ canxi huyết trầm trọng nên đi khám tìm nguyên nhân để điểu trị.

- Rối loạn nhịp tim có thể xuất hiện trong một số trường hợp hạ Ca máu nặng. Điện tim có QT và ST kéo dài.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật