Mắc quai bị khi nhỏ, hậu quả lớn khi trưởng thành, các bạn hãy tham khảo thêm về nó nhé!

Thời gian gần đây, Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận và khám cho bệnh nhân bị viêm, teo tinh hoàn, chậm sinh con hoặc vô sinh đều có tiền sử bị quai bị.

Đây là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ 10-19 tuổi nên phụ huynh cần chú ý để con được điều trị đúng, tránh biến chứng vô sinh khi trưởng thành.

Nhận biết bệnh quai bị

Bệnh quai bị do Mumpsvirus, thuộc họ Pramisovirus gây ra. Bệnh thường kéo dài khoảng 10 ngày hoặc lâu hơn. Khi bị bệnh quai bị người bệnh bị sưng to một bên má, lệch mặt như đeo bị, bên trên quai hàm. Sau vài ngày, bên má này giảm sưng thì có thể sưng to má bên kia. Do virut tấn công vào tuyến nước bọt

Đặc biệt, chỗ má sưng không hóa mủ (đây là dấu hiệu để phân biệt với viêm tuyến nước bọt). Bên cạnh đó, người bệnh có sốt cao 39-40 độ C (kéo dài 3-4 ngày) nhức đầu đau trước tai đau khi nhai nuốt (kéo dài 2-3 ngày).

Ngoài ra, với các trường hợp có triệu chứng không điển hình như trên, người bệnh tưởng nhầm là bệnh khác hoặc bỏ qua giai đoạn điều trị. Các thể không điển hình quai bị dẫn đến viêm tuyến nước bọt mang tai (không hóa mủ) chiếm 70%, thời gian mang bệnh có thể từ 18-21 ngày viêm tinh hoàn (gặp ở người trưởng thành từ 10-30%) teo tinh hoàn (phải mất 2 tháng sau khi bị bệnh mới biết rõ).

Bệnh lây lan qua con đường nào?

Bệnh quai bị có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em thường bị từ 10-19 tuổi, nam nhiều hơn nữ và ít gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh có thể lây qua đường hô hấp đường ăn uống nói to hắt hơi qua giọt nước bọt nên dễ truyền cho người khác. Virut gây bệnh quai bị tồn tại trong nước tiểu 2-3 tuần và có nghi ngờ rằng bệnh có thể lây qua đường phân và nước tiểu.

Biến chứng viêm, teo tinh hoàn do quai bị

Bệnh quai bị có thể gây nhiều biến chứng cho người bệnh như viêm tụy viêm não viêm cơ tim tuyến lệ viêm thần kinh thị giác xuất huyết do giảm tiểu cầuphụ nữ có thể gây viêm buồng trứng nếu có thai trong 3 tháng đầu bị quai bị dễ bị sẩy thai sinh non thai dị dạng, 3 tháng cuối dễ sinh non thai lưu

Tuy nhiên, biến chứng thường gặp có thể gây vô sinh ở nam giới là tình trạng viêm, teo tinh hoàn. Bình thường, ở lứa tuổi trưởng thành, thể tích tinh hoàn từ 18-25ml nhưng khi bị teo nhỏ, thể tích chỉ còn 8-10ml.

Khám thấy mật độ tinh hoàn mềm, nhẽo mào tinh hoàn nhỏ, mềm, thể tích một lần xuất tinh ít tinh dịch loãng Theo thống kê tại Bệnh viện Nam học và hiếm muộn thì 71,8% có teo tinh hoàn, trong đó có 57,3% teo tinh hoàn hai bên và 14,5% teo tinh hoàn một bên. Tất cả các trường hợp này đều có mật độ tinh hoàn mềm, nhẽo nên khả năng sinh tinh khó.

Để chẩn đoán xác định

Các trường hợp này đều được thực hiện siêu âm với hình ảnh kích thước tinh hoàn giảm, hình dạng bị biến đổi (không còn hình hạt đậu điển hình mà trở thành hình dẹt), đôi khi có thể gặp những nốt vôi hóa của nhu mô tinh hoàn, nhu mô mào tinh, vôi hóa màng tinh hoàn...

Bên cạnh đó, người bệnh còn được làm tinh dịch đồ và trong các trường hợp này đều thấy tinh trùng giảm cả thể tích, mật độ, số lượng, độ di động, tỉ lệ sống và hình dạng bình thường, nặng hơn có thể không tìm thấy tinh trùng trong tinh dịch.

Với các trường hợp này, sẽ rất khó để có thể có con tự nhiên nên buộc phải tiến hành các biện pháp hỗ trợ sinh sản, trong đó trữ lạnh tinh trùng là một phương pháp hiệu quả nhằm mang lại hy vọng có con cho người bệnh.

Cách gì hạn chế biến chứng do quai bị?

Khi giai đoạn cấp của bệnh quai bị xảy ra, người bệnh tuyệt đối không đi lại mà nên nằm nghỉ ngơi tại giường, hạn chế đến những nơi tập trung đông người (trường học, siêu thị, xe bus...) để làm giảm tình trạng sưng đau và ngăn ngừa bệnh lây lan ra cộng đồng.

Ngoài ra, người bệnh cần đến cơ sở y tế khám để được điều trị đúng. Biện pháp điều trị bao gồm dùng thuốc kháng sinh giảm đau hạ sốt chống phù nề thuốc an thần vitamin C và nhóm B để tăng cường thể lực Đối với người bệnh, cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đeo khẩu trang tránh lây nhiễm cho người khác, không uống rượu bia ăn thực phẩm dễ tiêu hóa và không quan hệ tình dục trong thời gian bị bệnh (đối với bệnh nhân đã trưởng thành).

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật