Những câu hỏi thường gặp của bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim (NMCT), là một biến cố nặng có thể xảy ra với bất cứ ai. Bạn đã sống sót và được cứu chữa qua khỏi giai đoạn cấp của NMCT. Bạn đang phục hồi và bạn đang quá lo lắng? Vấn đề đặt ra là bạn cần phải hiểu điều gì đã xảy ra với bạn và làm như thế nào để bạn thích nghi được với tình trạng sức khoẻ hiện tại. Càng hiểu rõ bạn sẽ càng cảm thấy bớt lo lắng về bệnh của mình và có cuộc sống khoẻ hơn.

Tại sao tôi không cảm thấy một dấu hiệu gì trước đó?

Mảng xơ vữa động mạch gây hẹp lòng mạch một cách từ từ và thường rất âm thầm. Đôi khi, người bệnh chỉ cảm thấy một cảm giác tức nặng, khó chịu  vùng  ngực  trái  khi  gắng  sức  và thường đỡ đi khi nghỉ ngơi.

Phần lớn những người này bỏ qua triệu chứng đó và chỉ đi khám khi các dấu hiệu đã rõ  ràng  hơn  (đau thắt ngực hoặc tức nặng ngực kéo  dài, thậm chí chỉ khi vận động nhẹ).

  Nhồi máu cơ tim là một biến cố nặng có thể xảy ra với bất cứ ai.

Nhồi máu cơ tim là một biến cố nặng có thể xảy ra với bất cứ ai.

Một  lý  do  khác  làm  cho  bệnh  có vẻ “thầm lặng” là khi động mạch vành bị hẹp, các động mạch gần đó sẽ giãn ra,  hình thành  mạch  máu  rất  nhỏ  đi đến  để  đưa  máu  tới  bù  cho  vùng  cơ tim  được  nuôi  bởi  nhánh  mạch  hẹp. Mạng lưới mạch bổ sung này được gọi là tuần hoàn bàng hệ. 

Tuần  hoàn  bàng  hệ  giúp  một  số người  tránh  khỏi  nhồi  máu  cơ  tim bằng cách giúp vùng cơ tim nhận được lượng máu bổ sung dù ít ỏi nhưng rất cần thiết để cơ tim có thể sống và hoạt động được. Trong một số trường hợp, các mạch này chỉ được hình thành sau nhồi máu cơ tim

Tôi  có  thể  trở  lại  cuộc  sống  bình thường không?

Hầu  hết  sau  khoảng  6  tuần,  các bệnh  nhân  nhồi  máu  cơ  tim  có  thể  trở lại với các công việc và hoạt động hàng ngày. Khi  bạn  đã  ổn  định  nghĩa  là  quả tim của bạn (và cùng với “vết sẹo”) đã thích nghi với hoạt động bơm máu của nó. Vì vậy bạn không cần phải giảm chế độ tập luyện quá nhiều. Tuy nhiên, bạn cần thay đổi một số điều trong cách sinh hoạt hàng ngày.
Hầu hết các bệnh nhân lần đầu bị nhồi  máu  cơ  tim  có  thể  bình  phục  và tiếp  tục  tham  gia  các  hoạt  động  sản xuất, trừ những công việc đòi hỏi gắng sức nhiều. 

Khi nào tôi có thể trở lại công việc?

Khoảng  88%  bệnh  nhân  dưới  65 tuổi sau nhồi máu cơ tim có thể trở lại công việc thường ngày. Dĩ nhiên họ trở lại công việc tuỳ thuộc vào 2 yếu tố: tim họ  bị  tổn  thương  đến  mức  nào  và  họ làm công việc gì sau nhồi máu cơ tim Một  số  người  cần  chuyển  sang  công việc khác không quá nặng nề phù hợp hơn với tim của họ. 

Tôi có thể chơi thể thao được không?

Hầu  hết  bệnh  nhân  hồi  phục  sau nhồi máu cơ tim có thể đi bộ, chơi gôn, câu cá, bơi lội hoặc tham gia các hoạt động thể lực tương tự khác mà không gặp  vấn  đề  gì.  Các  hoạt  động  thể  lực này giúp bệnh nhân khoẻ mạnh và cần được  khuyến  khích ở  các  bệnh  nhân sau  nhồi  máu  cơ  tim.  Tuy  nhiên,  nên trao đổi trước với bác sỹ về loại hình thể  thao  nào   phù  hợp  với tình  trạng sức khoẻ của bạn hiện tại.

Qua  đánh  giá  bằng  nghiệm  pháp gắng sức (chạy thảm lăn, đạp xe đạp...) bác  sỹ  có  thể  biết  được  mức  độ  vận động nào  phù  hợp  với  bạn.  Trong tương  lai,  bạn  có  thể  đến  các  đơn  vị hồi phục chức năng tim mạch để được đánh giá chính xác nhất và tìm ra chế độ tập luyện thích hợp.

Liệu tôi có thể bị đau ngực lại không?

Không phải mọi bệnh nhân đều bị đau ngực (cơn đau thắt ngực) trở lại  sau  nhồi  máu  cơ  tim.  Thực  tế rất nhiều người không bị như vậy. Nhưng bạn cũng có thể bị đau ngực lại  sau  nhồi  máu  cơ  tim.  Cơn  đau sẽ  không  có  gì  đáng  ngại  nếu  chỉ đau  nhẹ  hoặc  có  cảm  giác  tức  vừa phải  xảy  ra  khi  gắng  sức.  

Do  đó, những  cơn  đau  này  có  thể  xảy  ra trong  hoặc  sau  khi  tập  luyện,  sang chấn  tâm  lý  mạnh  hoặc  sau  khi  ăn một bữa ăn quá no. Nếu bạn bị đau như vậy, hãy nói với bác sỹ của bạn và họ có thể kê cho bạn những loại thuốc  giúp  phòng hoặc  giảm  nhẹ cơn đau ngực Nếu  các  cơn  đau  thắt  ngực  tăng lên,  kéo  dài  hơn  hoặc  xảy  ra  chỉ  sau một  gắng  sức nhẹ,  hãy  đến  khám  bác sỹ ngay.

Tôi có nên ngừng hút thuốc lá ?

Phải tuyệt đối bỏ thuốc lá! hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ đối với mọi  người.  Thậm  chí  nó  còn  là  một trong  các  nguy  cơ  tim  mạch  chính đối  với  người  bị  bệnh  động  mạch vành. Thực tế, nếu bạn tiếp tục hút thuốc  lá  thì  nguy  cơ  bạn  bị  nhồi máu  cơ  tim  tái  phát  tăng  lên  gấp đôi.  Nếu  bạn  đang  hút  thuốc,  hãy tìm cách bỏ ngay và tránh xa tất các loại thuốc lá  

Tôi có phải theo dõi cân nặng không?

Duy  trì  cân  nặng  hợp  lý  đối  với bệnh  nhân  tim  mạch  là  việc  hết  sức quan trọng. Ăn một chế độ ăn cân bằng có chứa một lượng lớn protein vitamin và khoáng chất cũng đóng vai trò quan trọng không kém.

Nếu bạn thừa cân giảm cân nặng có  thể  giúp  bạn  giảm  lượng  cholesterol trong máu, giảm huyết áp và cải thiện  tình  trạng  giảm  dung  nạp  glucose.  Ngày  nay,  giảm  dung  nạp  glucose được coi là giai đoạn tiền đái tháo đường Cải thiện tình trạng này có thể giúp ngăn cản hoặc trì hoãn quá trình diễn biến thành đái tháo đường - yếu tố  nguy  cơ  chính  của  bệnh  tim  mạch và tai biến mạch não.

Thế nào là chế độ ăn ít chất béo và tại sao điều đó tốt cho sức khoẻ?

Mục  đích  của  chế  độ  ăn  ít  chất béo  là  giảm  lượng  cholesterol  trong máu.  Điều  này  làm  giảm  nguy  cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch não. Chế độ ăn này sẽ giúp bạn giảm tổng lượng calo trong bữa ăn, giảm lượng calo từ chất béo và chất béo bão hoà (thường  có  ở  thịt  và  các  sản  phẩm bơ  sữa  giàu  chất  béo).  Điều  này  sẽ giúp  bạn  tránh  được  tăng  cholesterol máu.

Tôi có thể tiếp tục uống rượu không?

Nếu bạn không uống rượu trước khi bị nhồi máu cơ tim thì đừng nên uống.  Uống  quá  nhiều  rượu  có  thể dẫn đến tai biến mạch não, làm tăng huyết  áp  lên,  góp  phần  đưa  đến  béo phì, tăng triglycerid máu và gây ra suy tim Nếu vẫn muốn uống, tốt nhất là mỗi ngày không uống quá 30 ml rượu nguyên chất tương đương 720 ml bia 300 ml rượu vang 60 ml rượu mạnh ở nam giới; nữ giới chỉ nên uống bằng một nửa lượng trên. Nếu bạn đang cố gắng giảm cân hãy nhớ rằng rượu là đồ uống giàu calo.

Tôi  có  phải  uống  thuốc  nào  khác không?

Có một số loại thuốc luôn cần phải uống đối với mọi bệnh nhân sau nhồi máu  cơ  tim!  Aspirin  giúp  bạn  ngăn ngừa  nhồi máu cơ  tim tái  phát. Hãy uống Aspirin đều đặn ở bệnh nhân sau nhồi  máu  cơ  tim  trừ  khi  có  lý  do  bạn không  thể  uống được nhưng  đó  cũng là  sau  khi  đã  trao  đổi  với  bác  sỹ  của bạn để đảm bảo bạn được đổi sang loại thuốc  khác  có  tác dụng bảo  vệ  tương tự.  

Trong  những  trường  hợp  đã  được can thiệp đặt giá đỡ (stent) động mạch vành  qua  da,  bạn  sẽ  cần  phải  dùng thêm một loại thuốc để chống tái hẹp hoặc tắc trong stent, đó là Clopidogrel mà  biệt  dược  phổ  biến  hiện  nay  là Plavix.  

Tùy  từng  trường  hợp  cụ  thể mà bác sỹ của bạn sẽ cho biết bạn cần dùng thuốc này kéo dài trong bao lâu. Hãy luôn nhớ rằng hai loại thuốc trên (Aspirin và Clopidogrel) đều cần uống sau khi ăn no.  

Bên cạnh đó, sử dụng các sản phẩm thuốc Đông Y có nguồn gốc thảo dược là một lựa chọn thông minh để dự phòng ngừa nhồi máu cơ tim tái phát và tăng cường sức khỏe tim mạch. Lựa chọn các loại thuốc hoạt huyết và bổ huyết có tác dụng làm tăng lưu thông máu, hạn chế xơ vữa động mạch.  

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật