PGS TS Nguyễn Hữu Ước tư vấn cách phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh

PGS. TS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa phẫu thuật lồng ngực, Bệnh viện Việt Đức tư vấn trực tiếp cách phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh.

MC: Thưa bác sĩ Nguyễn Hữu Ước, anh có suy nghĩ gì sau khi xem clip trên ạ. Và đây có phải trường hợp hiếm gặp về việc phát hiện trẻ bị tim bẩm sinh muộn do cha mẹ còn hạn chế về nhận thức không ạ.

PGS.TS Nguyễn Hữu Ước: Năm 2015, tôi đi khám ở tỉnh biên giới, có cháu bé 13 tuổi người dân tộc, bệnh của cháu rất phức tạp, hết cơ hội chữa bệnh. Nhìn ánh mắt cháu như sự cam chịu số phận. Sau đó tôi có vận động các cơ quan đưa cháu về bệnh viện thăm dò, tìm thêm cơ hội. Kết quả vẫn là không thể khắc phục được nữa.

Tuy nhiên cơ hội sống sót của cháu có thể được cứu nếu mổ cho cháu lúc 2-3 tuổi. Tuy nhiên cháu hiểu chuyện, nói cảm ơn các bác sĩ và gạt nước mắt quay đi. Có trường hợp cháu bé con đồng chí trưởng đồn biên phòng ở Tây Nguyên, gia đình nghèo, đưa con đến khám, các bác sĩ sau hội chẩn rất phân vân vì cháu bị tăng áp phổi quá nặng.

Sau đó chúng tôi quyết định mổ, chăm sóc hậu phẫu rất vất vả. Tuy nhiên, cả đời cháu sẽ chịu cảnh tăng áp phổi, áp lực động mạch phổi rất mạnh, rất cao, dần sẽ làm tim nhanh suy và hỏng.

Phan Ngọc Anh (25 tuổi, Từ Sơn, Bắc Ninh): Thưa bác sĩ, con cháu được 9 tháng tuổi, sinh ra được 2,9kg, ăn ít, hay nôn trớ, hiện tại chỉ được 6kg, hay ốm vặt, nhưng cháu rất nhanh nhẹn, thông minh. Vậy con cháu nhẹ cân là do cơ thể hấp thụ kém hay là biểu hiện bệnh tim bẩm sinh ạ.

PGS.TS Nguyễn Hữu Ước: Có những trường hợp đến với chúng tôi, nhiều trẻ tim bẩm sinh chữa khỏi nhưng cân nặng cũng không tăng. Ngoài lí do chăm sóc của cha mẹ thì có nhiều nguyên nhân khiến trẻ còi cọc. Tuy nhiên, với trường hợp của cháu bé, tôi khuyên anh nên đưa cháu đến bác sĩ chuyên khoa ở y tế địa phương kiểm tra sức khỏe

Nguyễn Văn Toàn (29 tuổi, Khoái Châu, Hưng Yên): Chào chương trình, con trai em được 4 tháng tuổi, cháu đang bú mẹ và có ăn thêm sữa ngoài do mẹ không đủ sữa. Cháu vốn hay nấc, từ khi trong bụng mẹ đã thường có biểu hiện nấc cụt, sau khi sinh hiện tượng này vẫn còn. Không ít lần bé nấc là trớ cùng sữa. Việc bé rất hay trớ này có phải biểu hiện của bệnh tim bẩm sinh không hay chỉ là hiện tượng bình thường ở trẻ nhỏ?

PGS.TS Nguyễn Hữu Ước: Nghe anh mô tả dấu hiệu cháu hay nấc, trớ sau đẻ là không bình thường. Nguyên nhân có thể do bất thường về đường tiêu hóa cơ hoành hệ thống thực quản đường hô hấp chưa hẳn là do bệnh tim mạch Nên cho cháu khám bác sĩ Nhi khoa, có thể khám cả tim để loại trừ cho trường hợp của cháu.

Đặng Thị Hoài An (23 tuổi, Bảo Lộc, Lâm Đồng): Con trai tôi gần 3 tuổi, thỉnh thoảng cháu chơi đùa hay cười nhiều hoặc khóc lặng đi thì môi và mặt tím lại. Mọi người xung quanh nói có thể cháu có vấn đề về tim mạch. Tuy nhiên, nhiều lần cháu ốm tôi đều gọi bác sĩ gia đình. Khi khám bác sĩ đều nghe tim, phổi của cháu nhưng không ai nói gì về tim của cháu. Vậy có phải cháu bị bệnh tim không hay một chứng bệnh có biểu hiện tương tự như vậy.

PGS.TS Nguyễn Hữu Ước: Đối với các cháu bé, 1 số cháu còi cọc do dinh dưỡng 1 số cháu hay khóc, hay hờn, thời gian dài, lặng đi rất lâu khiến người tím đi. Dấu hiệu đó chỉ là gợi ý mắc bệnh tim chứ không hẳn bị tim bẩm sinh. Nếu các bác sĩ đã khám, nghe tim rồi thì anh có thể yên tâm vì 95-98% bệnh tim có thể phát hiện nhờ ống nghe Nếu có điều kiện anh nên cho cháu đi kiểm tra chuyên khoa tim mạch

Vũ Tấn Phong (30 tuổi, Hà Đông, Hà Nội): Thưa bác sĩ, con cháu 9 tháng tuổi, bị khò khè 3 tuần nay. Cháu cứ nghĩ do thay đổi thời tiết nên bé bị như vậy. Con cháu cũng hay bị hiện tượng này, nhưng trước đó có nhanh khỏi hơn, cháu cũng lười ăn và chậm lên cân. Mẹ cháu thì rất kỵ việc dùng kháng sinh cho trẻ, con cháu trước nay bị khò khè thường trị bằng các bài thuốc dân gian. Nhưng cháu nghe nói trẻ bị tim bẩm sinh thì cũng hay bị viêm phế quản đúng không ạ.

PGS.TS Nguyễn Hữu Ước: Có 1 số nhóm bệnh tim bẩm sinh thường gây viêm phế quản Có trẻ từ khi sinh đến khi chữa khỏi bệnh thường xuyên nằm viện. Theo anh mô tả, có thể cháu bị viêm phế quản hen phế quản dị ứng hay bệnh lí ở phổi. Xác suất bệnh tim của cháu chắc chắn không cao.

Ho, he, khó thờ, chậm lớn là dấu hiệu của nhiều bệnh, trong đó có bệnh tim Anh nên đưa cháu khám chuyên khoa để loại trừ tim bẩm sinh để gia đình yên tâm chăm sóc sức khỏe cho cháu. Dùng bài thuốc dân gian phải hết sức thận trọng, đặc biệt khi trẻ mắc bệnh thực thể, cần phải điều trị bằng thuốc rất nhiều trẻ đã bị suy kiệt vì áp dụng những bài thuốc dân gian.

Trước khi dùng cần loại trừ nguyên nhân mắc bệnh. Nếu trẻ ốm nhẹ, ngoài dùng kháng sinh cần thêm các biện pháp hỗ trợ sức khỏe cho trẻ như giữ ấm, tăng sức đề kháng nhà cửa thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ... Kháng sinh chỉ là 1 trong những liệu pháp điều trị sức khỏe cho trẻ.

Trần Thị Thu Cúc (28 tuổi, Quận 7, TP HCM): Thưa bác sĩ, bé nhà cháu cứ khi nào khóc cũng rất hay bị tím hết cả mặt lại. Không tím người, nhưng khóc cứ lặng đi 1 lúc mới ra tiếng mà cháu bị như thế từ bé rồi ạ. Việc ăn uống thì trộm vía cháu vẫn ăn bình thường và khá tốt. Nhưng cũng không lên cân nhiều. Cháu được 15 tháng và hơn 10kg thôi ạ. Cháu cũng hay bị về hô hấp như viêm A rồi viêm phế quản nữa, cháu đã chụp phim tim phổi 3 lần rồi, bác sĩ nói tim bé không sao hết. Nhưng cháu băn khoăn nếu chỉ chụp phim thì có phát hiện ra tim bị sao không, hay phải thăm khám thế nào ạ.

PGS.TS Nguyễn Hữu Ước: 1 số trẻ có cách khóc khác nhau, thời gian lấy hơi lâu nên người thường tím lại. Chụp X-quang không phải là biện pháp phát hiện tim bẩm sinh, có thể khám bằng ống nghe và siêu âm tim. Với các cháu mắc bệnh tim bẩm sinh bố mẹ cũng phải làm quen với khái niệm này, nên cho trẻ đi khám sàng lọc sớm để yên tâm chăm sóc, điều trị. Đưa các cháu đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Trần Thị Yến (32 tuổi, Phủ Lý, Hà Nam): Thưa bác sĩ, cháu đang rất bối rối không biết xử trí như thế nào. Cháu mới có bé đầu, nay bé được 5 tháng. Từ khi gần 1 tháng cháu bị viêm phổi sau đó có tái lại 1 lần vào tháng thứ 3 nay thì đã đỡ hơn, bé cũng lên cân chậm (lúc sinh là 3,3kg, hiện cháu được 4,8kg). Cháu rất lo lắng và nghi con bị tim bẩm sinh nhưng mẹ chồng cháu lại cho là bọn cháu con đầu, không có kinh nghiệm nuôi con nên mới để con ốm chứ không có bệnh tim gì cả. Hiện cháu rất lo lắng ạ, mong bác tư vấn cho cháu.

PGS.TS Nguyễn Hữu Ước: Cháu ở không xa Hà Nội thậm chí Hà Nam có thể khám sàng lọc được tim bẩm sinh. Với các dấu hiệu đó, nên cho khám bác sĩ Nhi khoa, nếu nghi ngờ có thể làm siêu âm tim. Sau khi có kết quả sẽ có hướng chăm sóc cháu bé tốt hơn.

Hà Thu Hương (23 tuổi, Tuyên Quang): Con tôi bị thông liên thất (6mm) và thông liên nhĩ (3mm), được 3.5 tháng có bị viêm họng, tôi cho cháu đi khám bệnh thì bác sĩ phát hiện cháu có tim bẩm sinh. Cả nhà rất bất ngờ vì thấy cháu chẳng có triệu chứng tím tái gì cả, chỉ thấy cháu ăn ít hơn những đứa bé khác nhưng lại cứ nghỉ là cháu kén ăn. Liệu có nhầm lẫn không bác sĩ.

PGS.TS Nguyễn Hữu Ước: Khi các bác sĩ chuyên khoa đã khám và siêu âm rồi thì chắc chắn trẻ bị tim bẩm sinh. Chọn giải pháp điều trị vì cháu mới 3.5 tháng cần để theo dõi, trừ trường hợp quá nặng mới phải mổ từ khi trẻ 2-3 tháng, thường thì ngoài 6 tháng sẽ thực hiện can thiệp tim mạch.

Dấu hiệu phát hiện tim bẩm sinh:

- Xác suất trẻ sinh non bị tim bẩm sinh là rất cao.

- Tím người là dấu hiệu mắc bệnh tim bẩm sinh.

- Thường xuyên viêm phổi kéo dài.

- Một số biểu hiện khác: ngực gồ lên, chậm lớn, không lớn được, ngủ mơ giật mìnhmồ hôi áp ngực cháu vào tai mình nghe tiếng 'phụt', có thể nghi ngờ và đưa trẻ đi khám sàng lọc sớm.

- Mắc các bệnh dị tật bẩm sinh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật