Trị đái tháo đường xưa và nay? Các bạn đã tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!

Bệnh tiểu đường đặc trưng bởi tình trạng lượng đường trong máu cao. Căn bệnh này ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Từ khi phát hiện căn bệnh này cho đến nay, các phương pháp điều trị đã không ngừng được các bác sĩ, nhà nghiên cứu nỗ lực cải tiến.

Cơ thể nhận năng lượng từ đường (glucose) - được chuyển hóa từ thực phẩm trong hệ tiêu hóa Tuy nhiên tuyến tụy không tự sản xuất được insulin - là một loại kích thích tố hormon giúp hộ tống chất đường trong máu đi nuôi các tế bào

Không có insulin, đường không thể chuyển tới các tế bào, do đó phải thải qua đường nước tiểu gọi là bệnh tiểu đường. Và do cơ thể không hấp thụ được đường nên đường lưu lại trong máu cao hơn bình thường.

Lượng đường trong máu cao sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe thậm chí đe dọa mạng sống của người bệnh. Bệnh tiểu đường týp 1 là dạng bệnh phụ thuộc thuốc tiêm insulin do tuyến tụy không thể sản xuất insulin. Bệnh tiểu đường týp 2 là dạng bệnh không hoặc ít phụ thuộc vào insulin so với tiểu đường týp 1.

Lịch sử bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường Thuật ngữ này xuất phát từ tiếng Hy Lạp “diabetes” có nghĩa là đi qua và tiếng Latin “mellitus” có nghĩa là mật ong hoặc ngọt. Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu từ Apollonius of Memphis vào khoảng năm 125 TCN. Hồ sơ bệnh tiểu đường bằng tiếng Anh lần đầu tiên được ghi nhận bằng văn bản y khoa vào khoảng thời gian năm 1425.

Năm 1675, Thomas William Cullen mới đặt tên cho căn bệnh là “Diabetes” vì những người mắc bệnh tiểu đường, nước tiểu có vị ngọt. Năm 1776, Mathews Dobson khẳng định rằng vị ngọt trong nước tiểu do lượng đường dư thừa nhiều.

Vị bác sĩ này cũng nhận thấy tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân tiểu đường trong khi đó ở những người bệnh khác đó là tình trạng bệnh mãn tính Đây là những khái niệm đầu tiên xác định sự khác biệt rõ ràng giữa bệnh tiểu đường týp 1 và tiểu đường týp 2.

Những phương pháp điều trị bệnh tiểu đường đầu tiên

Các bác sĩ Hy Lạp khuyên bệnh nhân nên tập thể dục hoặc cưỡi ngựa vì các bác sĩ tin rằng biện pháp này sẽ giúp người bệnh giảm nhu cầu đi tiểu nhiều Đồng thời, người bệnh cũng được khuyên nên uống nhiều rượu để bù đắp lượng chất lỏng bị mất đi. Tuy nhiên, các biện pháp này đều không mang lại hiệu quả. Do không có phương pháp điều trị thích hợp nên người mắc bệnh tiểu đường lúc đó còn gặp thêm rất nhiều vấn đề về sức khỏe

Khám phá vai trò của tụy

Năm 1839, hai nhà khoa học Joseph von Mering và Oskar Minkowski đã khám phá ra vai trò của tuyến tụy trong bệnh tiểu đường. Sau khi tiến hành phẫu thuật loại bỏ tuyến tụy ở chó, các nhà khoa học này phát hiện ra tất cả những con chó không có tuyến tụy đều phát triển các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, những con vật này cũng chết ngay sau đó. Khám phá này giúp các nhà khoa học thời bấy giờ hiểu được vai trò của tuyến tụy trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu.Năm 1910, TS. Edward Albert Sharpey - Schafer đã có một bước đột phá lớn khi ông phát hiện bệnh tiểu đường là do thiếu một chất hóa học nào đó được sản xuất bởi tuyến tụy và ông gọi chất này là “insulin” theo tiếng Latin.

Các phương pháp điều trị bệnh vào những năm 1900

Từ năm 1900 đến năm 1915, một loạt các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường đã được đề cập như: Điều trị bằng yến mạch: bột yến mạch trộn với bơ chế độ ăn bao gồm nhiều sữa chữa bệnh bằng gạo khoai tây thuốc phiện...

Mãi đến năm 1921, sau một loạt các biện pháp điều trị bệnh không hiệu quả, TS. Frederick Banting người Canada và sinh viên y khoa Charles Best đã tiến hành thí nghiệm: Họ chọn một con chó, cắt bỏ tuyến tụy của nó, sau đó quan sát hiện tượng con chó mắc bệnh tiểu đường và tiến hành tiêm insulin trở lại máu của con vật này khiến con chó trở lại bình thường.

Không lâu sau, TS. Banting và Charles Best thử nghiệm tiêm insulin với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Tháng 1 năm 1922, bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng phương pháp này. Một năm sau đó, TS. Banting và Charles Best được trao giải Nobel cho khám phá về insulin.

Sản xuất insulin ngày nay

Từ đó, một kỷ nguyên dài bắt đầu với những người bệnh tiểu đường có thể nhận điều trị từ insulin trích xuất từ tuyến tụy của động vật. Mãi cho tới năm 1970, các nhà khoa học phát hiện họ có thể sử dụng DNA tái tổ hợp để sản xuất insulin người bằng phương pháp nhân tạo. Điều này giúp bệnh nhân tiểu đường có cơ hội được điều trị với insulin “thật” hơn.

Năm 1996, Cơ quan Quản lý thực phẩmdược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt lispro (Humalog) là insulin tổng hợp đầu tiên của con người. Insulin tổng hợp của con người có cấu trúc giống hệt insulin trong cơ thể. Những người bị bệnh tiểu đường sẽ được tiêm insulin vào dưới da.

Insulin con người hay còn gọi là insulin thường và vẫn đang được sử dụng cho tới nay. Mặc dù vậy, trong thập niên 90, một phát kiến về insulin mới đã xuất hiện có tên insulin tác dụng nhanh được cải tiến từ insulin thường.

Đây là một bước tiến nữa trong việc mô phỏng hoàn hảo insulin tự nhiên của cơ thể. Những người mắc bệnh tiểu đường phụ thuộc vào insulin có thể tiêm nó bằng ống tiêm thông thường, bút tiêm chuyên dụng hoặc máy bơm insulin. Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tạo ra loại insulin có thể hít vào qua đường hô hấp  

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật