Chỉ số đo tiểu đường nói gì về tình trạng sức khỏe của bạn?

Tiểu đường được coi là một trong những bệnh thường gặp hiện nay ở Việt Nam. Việc điều trị gây ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh.

Tuy nhiên, nhiều người chưa thực sự biết và hiểu về các chỉ số liên quan đến tiểu đường BS. Nguyễn Thị Vân, chuyên khoa nội, Bộ Y tế sẽ cung cấp cho độc giả thông tin này.

I. Đối với người bình thường:

1. Ở thời điểm lấy máu (Glucose lúc đói), nếu chỉ số tiểu đường là <5,5mmol/l hoặc chỉ số HbA1c < 6% thì chúc mừng bạn không bị bệnh đái tháo đường Bạn nên ăn thực phẩm ít chất béo, đường và natri Tăng cường ăn nhiều rau xanh rậm lá vì chứa nhiều khoáng chất chất xơvitamin Bạn nên bỏ hút thuốc lá, không nên uống rượu bia Tăng cường tập thể dục thể thao thường xuyên. Bạn nên giữ gìn sức khỏe và định kỳ kiểm tra sức khỏe ít nhất 6 tháng/lần.

2. Nếu chỉ số glucose máu lúc đói (sau ăn 8 giờ) là 110-125mg/ml hoặc 6,1-6,9mmol hoặc Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp <7,8 mmol hoặc <140mg/dl thì đó là hiện tượng giảm glucose máu lúc đói (Tiền đái tháo đường). Bạn chưa bị đái tháo đường nhưng thuộc nhóm nguy cơ cao. Bạn cần lưu ý giảm cân và hoạt động thể chất có thể giúp cơ thể tăng khả năng sản xuất insulin để xử lý lượng glucose trong cơ thể. Thường xuyên tập thể dục, ít nhất luyện tập 30 phút mỗi ngày như đi bộ, đạp xe, bơi lội, leo cầu thang bộ… Hạn chế đường, chất béo và cacbonhydrat. Tăng cường ăn nhiều rau xanh rậm lá vì chứa nhiều khoáng chất chất xơvitamin Bạn nên định kỳ kiểm tra sức khỏe ít nhất 6 tháng/lần.

3. Nếu chỉ số Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp là 140-200mg/ml hoặc 7,8-11mmol/l thì bạn bị rối loạn dung nạp glucose, bạn chưa bị đái tháo đường nhưng thuộc nhóm nguy cơ cao. Bạn cần lưu ý giảm cân và hoạt động thể chất có thể giúp cơ thể tăng khả năng sản xuất chất insulin để xử lý lượng glucose trong cơ thể. Thường xuyên tập thể dục, ít nhất luyện tập 30 phút mỗi ngày như đi bộ, đạp xe, bơi lội, leo cầu thang bộ… Hạn chế đường, chất béo và cacbonhydrat. Tăng cường ăn nhiều rau xanh rậm lá vì chứa nhiều khoáng chất, chất xơ và vitamin Bạn nên định kỳ kiểm tra sức khỏe, ít nhất 6 tháng/lần.

4. Nếu chỉ số HbA1c là 6-6,5% thì bạn chưa bị đái tháo đường nhưng thuộc nhóm nguy cơ cao. Bạn cần lưu ý giảm cân và hoạt động thể chất có thể giúp cơ thể tăng khả năng sản xuất chất insulin để xử lý lượng glucose trong cơ thể. Thường xuyên tập thể dục, ít nhất luyện tập 30 phút mỗi ngày như đi bộ, đạp xe, bơi lội, leo cầu thang bộ… Hạn chế đường, chất béo và cacbonhydrat. Tăng cường ăn nhiều rau xanh rậm lá vì chứa nhiều khoáng chất, chất xơ và vitamin Bạn nên định kỳ kiểm tra sức khỏe, ít nhất 6 tháng/lần.

5. Nếu chỉ số HbA1c là ≥ 6,5%, hoặc glucose máu lúc đói (sau ăn 8 giờ) ≥126mg/dl hoặc ≥7,0mmol/l; hoặc Glucose bất kỳ ≥200mg/dl hoặc ≥11,1mmol/l; hoặc Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp ≥200mg/dl hoặc ≥11,1mmol/l thì bạn bị đái tháo đường, bạn nên đến viện khám và điều trị ngay để phòng ngừa các biến chứng xảy ra. Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm.  Nên ăn những loại trái cây có màu đậm thực phẩm chế biến dưới dạng luộc, hấp, áp chảo; hạn chế chiên, xào. Cần xét nghiệm lượng đường máu, chỉ số HbA1c để kiểm soát đường huyết và giúp phát hiện các biến chứng sớm của bệnh.

II. Đối với người đã bị đái tháo đường, đang điều trị

1. Nếu chỉ số Glucose máu lúc đói là 4,4-6,1 mmol/l, hoặc Glucose máu sau ăn là 4,8-7,8 mmol/l, hoặc HbA1c ≤6,5% thì bạn kiểm soát đường huyết tốt. Ngoài việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, bạn nên có chế độ ăn uống và tập luyện thích hợp. Bạn nên hạn chế tinh bột, đường, các chất ngọt và đồ uống ngọt. Tăng cường ăn nhiều rau xanh rậm lá vì chứa nhiều khoáng chất, chất xơ và vitamin. Bạn cần đi khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

2. Nếu chỉ số Glucose máu lúc đói là 6,2-7,0 mmol/l; hoặc Glucose máu sau ăn >7,8 - ≤10 mmol/l; hoặc HbA1c >6,5 hoặc ≤7,5% thì bạn kiểm soát đường huyết chưa tối ưu. Bạn nên có chế độ ăn uống và tập luyện thích hợp để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Bạn nên hạn chế tinh bột, đường, các chất ngọt và đồ uống ngọt. Tăng cường ăn nhiều rau xanh rậm lá vì chứa nhiều khoáng chất, chất xơ và vitamin. Bạn cần đi khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

3. Nếu glucose máu lúc đói >7,0 mmol/l; hoặc Glucose máu sau ăn >10 mmol/l; hoặc HbA1c >7,5% thì chứng tỏ bạn kiểm soát đường huyết chưa tốt. Bạn cần tuân thủ chặt chẽ liệu trình điều trị của bác sĩ. Bạn nên có chế độ ăn uốngtập luyện thích hợp để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Bạn nên hạn chế tinh bột đường, các chất ngọt và đồ uống ngọt. Tăng cường ăn nhiều rau xanh rậm lá vì chứa nhiều khoáng chất, chất xơ và vitamin Bạn cần tuyệt đối tuân thủ lịch khám định kỳ của bác sĩ.6 tháng/lần.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật