Điều cần biết về cao huyết áp trong thai kỳ - Bạn tham khảo thêm nhé!

Phụ nữ bị cao huyết áp trong thời kỳ mang thai đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt.

Dưới đây là những gì mà bạn cần biết về cao huyết áp và thai kỳ

Mức độ phổ biến của cao huyết áp trong thai kỳ?

Cao huyết áp là khá phổ biến trong thai kỳ, ảnh hưởng đến khoảng 1/10 phụ nữ mang thai

Huyết áp có khả năng tăng cao nếu bị thừa cân khi bắt đầu mang thai Bác sĩ sẽ kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI). Chỉ số BMI cao, từ 30 trở lên, làm tăng gấp 4 lần nguy cơ mắc cao huyết áp. Vì vậy, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ nếu bạn bị thừa cân.

Những loại cao huyết áp khi mang thai

Đôi khi bạn đã mắc cao huyết áp trước khi mang thai Một số trường hợp khác, cao huyết áp xuất hiện trong thai kỳ. Ví dụ:

- Cao huyết áp thai kỳ: phụ nữ mắc cao huyết áp thai kỳ là những người bị cao huyết áp sau tuần thai thứ 20, không thừa protein niệu hoặc các dấu hiệu tổn thương cơ quan khác. Một số phụ nữ bị cao huyết áp thai kỳ thậm chí bị tiền sản giật.

- Cao huyết áp mạn tính: Cao huyết áp mạn tính là cao huyết áp bị mắc trước khi mang thai hoặc xảy ra trước tuần thai thứ 20. Nhưng vì cao huyết áp thường không có triệu chứng nên sẽ khó xác định được thời điểm mắc bệnh. 

- cao huyết áp mạn tính kèm theo tiền sản giật: Tình trạng này xảy ra với phụ nữ bị mắc cao huyết áp trước khi mang thai sau đó cao huyết áp trầm trọng hơn và có protein niệu hoặc các biến chứng sức khỏe khác trong thai kỳ.

- Tiền sản giật: Đôi khi cao huyết áp mạn tính hoặc cao huyết áp thai kỳ dẫn đến tiền sản giật, một biến chứng khi mang thai đặc trưng bởi cao huyết áp và có dấu hiệu tổn thương hệ thống cơ quan khác - thường là sau tuần thai thứ 20.

Nếu không điều trị tiền sản giật có thể trở nên trầm trọng, thậm chí gây tử vong biến chứng cho cả mẹ và thai nhi Trước đây tiền sản giật chỉ được chẩn đoán nếu phụ nữ mang thai bị huyết áp cao và có protein niệu Tuy nhiên, hiện nay các chuyên gia đã biết rằng, hoàn toàn có khả năng bị tiền sản giật dù không hề có protein niệu.

Tại sao cao huyết áp là vấn đề quan trọng trong thai kỳ?

Cao huyết áp thai kỳ gây ra các nguy cơ khác, bao gồm:

- Giảm lưu lượng máu đến nhau thai: Nếu nhau thai không nhận đủ máu thai nhi có thể nhận được ít oxy và chất dinh dưỡng hơn. Điều này có thể dẫn đến tăng trưởng chậm, cân nặng sơ sinh thấp hoặc sinh non sinh non có thể dẫn đến vấn đề về hô hấp ở trẻ.

- Bong nhau thai: Tiền sản giật làm tăng nguy cơ nhau bong non khiến cho nhau thai bị bong ra khỏi nội mạc tử cung của sản phụ trước khi sinh. Tình trạng nghiêm trọng có thể gây xuất huyết nặng và tổn thương nhau thai và đe dọa tính mạng.

- Sinh non: Đôi khi việc sinh non là cần thiết để ngăn chặn các biến chứng.

- Nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai: tiền sản giật làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch trong tương lai. Nguy cơ thậm chí còn lớn hơn nếu bị tiền sản giật nhiều hơn 1 lần hoặc đã từng sinh non.

Để giảm thiểu nguy cơ này, sau khi sinh, cố gắng duy trì trọng lượng lý tưởng, ăn nhiều trái cây và rau tươi tập thể dục thường xuyên và không hút thuốc lá.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật