Làm sao để bảo quản vitamin trong thực phẩm hằng ngày

Vitamin là các dưỡng chất chứa trong các loại thực phẩm nhằm bổ sung vào cơ thể còn người để duy trì sức khỏe. Vitamin nó rất là quan trọng cho con người nhưng nhiều khi chúng ta đã không biết hoặc vô tình làm chúng mất đi từ khi chưa được nấu chín

Ðặc biệt cá có nhiều chất béo bảo vệ( cá hồi cá trích cá mòi cá hồi biển), bạn nên ăn thường xuyên, bởi vì nó tham gia vào hoạt động phòng ngừa bệnh tim mạch béo phì ung thư vú và những bệnh tự miễn Khi nấu phải tránh nấu quá kỹ vì nhiệt độ không những phá huỷ vitamin mà còn làm biến đổi các acid béo bảo vệ.

Ðể bảo vệ những chất bổ dưỡng nói chung và các vitamin nói riêng trong cá, nên ướp muối nếu cá được đánh bắt dễ dàng, cũng như nên hấp hơi vì điều này nhanh (thường dưới 5 phút khi cá hết đông đá hoặc được cắt sẵn), hoặc nấu trong thời gian ngắn với ngọn lửa nhỏ đồng thời tắt lửa khi nước reo và giữ cá trong nồi, đậy nắp 10 phút.

Thịt

Bạn nên chọn thịt ít mỡ vì mỡ chứa nhiều chất béo bão hoà, dễ gây bệnh tim mạch ung thư đại tràng viêmdị ứng
Thịt cũng cần tránh những cách nấu quá kỹ vì khi đó sẽ làm huỷ vitamin biến đổi các phân tử, cũng như tạo ra các sản phẩm gây ung thư về lâu dài góp phần làm xuất hiện ung thư. 

Bánh mì

Khi nướng bánh mì tức là bạn đã trực tiếp làm mất Vitamin B1.

Rau xanh và trái cây

Khi thu hoạch:

Sản phẩm chín tốt chứa nhiều vitamin nhất. Do đó, nếu có may mắn được tiêu thụ sản phẩm của chính mình trồng thì nên thu hoạch sản phẩm khi nó đã chín. Tuy nhiên, có vài trường hợp cá biệt chẳng hạn cà chua xanh giàu vitamin hơn cà chua đỏ.

Sản phẩm chín tốt chứa nhiều vitamin nhất

Sản phẩm chín tốt chứa nhiều vitamin nhất

Khi mua:

Hàm lượng vitamin của rau và trái cây giảm đi sau khi thu hoạch cho nên chỉ mua những loại được trồng quanh năm, chín, càng tươi càng tốt, và lý tưởng nhất là vẫn chưa được bày bán trên các sạp hàng ở chợ (tức là phải mua tại vườn). Một vài loại thực phẩm mất 1/2 lượng vitamin trong 48 giờ, do đó tốt nhất nên chọn loại rau, trái cây vừa mới được hái và bán ở chợ hơn là loại nằm trong siêu thị từ nhiều ngày.

Tại nhà:

Không khí và ánh sáng là kẻ thù của vitamin, vì thế những sản phẩm tươi phải được đặt trong túi kín để nơi bóng tối và mát, tránh để lâu. Ngay cả trong ngăn tủ lạnh, vitamin vẫn bị tiếp tục mất đi.

Lúc chuẩn bị nấu:

Vitamin thường tập trung nhiều trên lớp bề mặt của rau, hạt, rễ, và trái. Do đó, gọt vỏ càng mỏng càng tốt, cũng như chỉ bóc vỏ khoai tây sau khi nấu. Ðối với trái cây chỉ rữa sạch chúng thay vì gọt vỏ. Bên cạnh đó, phần lớn các vitamin tan được trong nước, nên tránh nhúng lâu các loại thực phẩm như là lách đậu xanh và các rau khác; trong nước rửa nhanh chúng dưới vòi nước sạch, đặc biệt chỉ ngắt bỏ cuống các loại trái cây sau khi rửa sạch. Vitamin còn nhạy cảm với oxy, do đó không nên chuẩn bị nước trái cây ra trước khi dùng cũng như để tiếp xúc lâu với không khí.

Khi nấu:

Khi nấu, nhiệt độ là kẻ thù quan trọng của vitamin. Nhiệt độ càng cao, nấu càng lâu, thì khả năng phá huỷ vitamin càng lớn, có thể mất 95% đối với vitamin c và Vitamin B1. Ðặc biệt, thực hiện hầm thực phẩm với nước là không tốt, bởi vì nó làm tăng khả năng phá huỷ vitamin bởi nhiệt độ cũng như tạo điều kiện cho vitamin tan trong nước và càng phí phạm nếu đổ nước này đi. Do đó, ta chỉ nên hấp hơi thực phẩm để giữ được nhiều vitamin hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật