Thực phẩm nên và không nên dùng khi bị bệnh thoái hóa khớp

Để giúp điều trị và phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp thì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cũng góp một phần quan trọng, nhưng bên cạnh những thực phẩm có lợi cho bệnh thoái hóa khớp thì cũng có một số thực phẩm không nên dùng khi bị bệnh.

Những đồ ăn có lợi cho người bị thoái hóa khớp
Nên dùng các loại thịt heo, thịt gia cầm (gà, vịt, bò) cá biển tôm, cua sò. Cần bổ sung thêm vitamin D, B, K, acid folic, calcium, sắt có chứa trong các loại rau Ngoài ra nên dùng các loại dầu chứa acid béo omega 3 như: dầu đậu nành dầu hạnh nhân dầu ôliu…



Tăng cường các loại trái cây như: đu đủ dứa, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố C, 2 hoạt chất có tác dụng kháng viêm.

Có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung có chứa Glucosamin Chodroitin Boswellia Serrata: có tác dụng chống viêm đau trong bệnh khớp, Curcuma longa là rất cần thiết trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp

Những thực phẩm không tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp
Cần tránh tất cả món ăn làm tăng chất mỡ trong máu đều bất lợi cho người đang bị viêm khớp vì xúc tác phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp. Do đó không chỉ thịt mỡ, bơ xúc xích dăm-bông mà ngay cả bánh kẹo cũng nên hạn chế sử dụng.

Tránh ăn những thực phẩm có hàm lượng purin và fructozo cao như: cá trích, thịt gia súc gan và thịt lợn muối.

Hạn chế hoặc không dùng các đồ uốngcồn như rượu bia và các đồ uống có chứa nhiều cồn khác; không nên hút thuốc

Chế độ sinh hoạt
Để phòng ngừa và hạn chế các cơn đau do bệnh thoái hóa khớp gây ra thì trong sinh hoạt cũng như ăn uống nên lưu ý những điều sau đây:

Giảm cân, cải tạo cơ địa thay đổi các thói quen xấu làm tăng chịu lực của khớp (ngồi xổm, xách nặng…)



Giảm cân: là yếu tố quan trọng hàng đầu, bởi nó sẽ giúp giảm áp lực cho khớp. Người béo phì thường kèm thoái hóa khớp cho nên người béo phì cần cân bằng chế độ ăn kiêng từ từ để làm giảm tối đa những chấn động trên khớp.

Tập luyện: tập thể dục nhẹ nhàng, nghỉ ngơi khi đau đi với gậy chống nếu cần, các động tác nhẹ nhàng có tác dụng thư giãn các khớp, tránh tình trạng để cho các khớp bị “ì”, ít hoạt động.

Vật lý trị liệu: mục đích tránh teo cơ, duy trì độ vận động của khớp. Cường độ tập luyện cần điều chỉnh tùy từng bệnh nhân, tùy từng vị trí của thoái hóa mà có các bài tập khác nhau.

Phát hiện và điều trị sớm các dị dạng bẩm sinh, điều trị tích cực bệnh lý xương khớp kèm theo.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật