Uống rượu khai xuân: Làm sao để biết điểm dừng trên bàn nhậu?

“Uống rượu khai xuân” đã trở thành nét văn hóa của người Việt. Và chính điều này đã khiến nhiều người ùn ùn nhập viện do ngộ độc rượu.

ThS BS. Võ Ngọc Quốc Minh – Khoa Nội Tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, những ngày Tết đang đến gần và rượu bia được xem là những đồ uống không thể thiếu trong những bữa tiệc tất niên, chào đón năm mới. Từ lâu, “uống rượu khai xuân” đã trở thành nét văn hóa của người Việt. Và chính điều này đã khiến nhiều người ùn ùn nhập viện do ngộ độc rượu.

 ThS BS Võ Ngọc Quốc Minh đang khám cho bệnh nhân

ThS BS Võ Ngọc Quốc Minh đang khám cho bệnh nhân

BS. Võ Ngọc Quốc Minh cho rằng, tuy rượu bia giúp mọi người thân mật, dễ dàng giao tiếp và kết bạn, giúp tạo dựng các mối quan hệ xã hội nhưng điều này đang dần bị lạm dụng và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Một số câu hỏi mà bác sĩ thường gặp như “làm sao để biết đâu là điểm dừng an toàn trên bàn nhậu” hay “uống như thế nào để tránh nguy cơ ngộ độc rượu và gây hại cơ thể trong dịp Tết?"

Tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm cho biết, nhiều trường hợp uống rượu ethanol bị tổn thương não thậm chí tử vong vì sau uống rượu, người bệnh chỉ có cảm giác mệt, không muốn ăn và lặng lẽ đi nằm.

Gia đình thấy con/em mệt nhưng vẫn tỉnh táo nên cũng để người thân đi ngủ mà không cố ép ăn. Cho tới sáng hôm sau, bệnh nhân vẫn đi làm bình thường, nhưng chỉ đến đầu giờ chiều thì bị hạ đường huyết và nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu...

Nguyên nhân là do trong rượu bia bình thường có chứa ethanol, có thể gây độc hại nếu sử dụng nhiều. Ngộ độc ethanol có thể cấp tính hoặc mạn tính, phụ thuộc vào số lượng rượu người đó thường xuyên uống.

Trường hợp nhẹ, người bệnh có thể bị kích động, la hét nói ngọng Ngộ độc nặng hơn thì dẫn đến lơ mơ hôn mê khó thở suy hô hấp

Ngoài ra, trường hợp nạn nhân uống phải những loại rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, chứa cồn công nghiệp gây độc cho cơ thể dẫn đến ngộ độc rượu Hậu quả có thể dẫn đến những rối loạn về thị giác như nhìn thấy mờ, nhìn một vật thành hai, hoặc không nhìn thấy, nặng hơn nạn nhân bị hôn mê khó thở suy hô hấp tụt huyết áp dẫn đến tử vong.

Bệnh nhân ngộ độc rượu

Bệnh nhân ngộ độc rượu

Rượu bia ngoài việc gây ra nghiện hay ngộ độc cấp tính, còn có những tác hại khác như viêm gan mãn tính dẫn đến xơ gan ở những người uống rượu bia nhiều hoặc lâu năm; gây viêm tụy cấp; tăng nguy cơ ung thư miệng và thực quản; ung thư gan; ung thư đại tràng; giảm sức đề kháng cơ thể nên những người nghiện bia rượu dễ bị nhiễm trùng lao phổi hơn người bình thường….

Một số người thường tự ngâm rượu để uống với lý do an toàn hơn và tốt cho sức khỏe hơn. Theo bác sĩ Nguyên, rượu ngâm không hẳn là an toàn hay tốt cho sức khỏe hơn so với những loại rượu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nếu sử dụng các loại rễ cây thảo dược các loại động vật ngâm vào rượu mà không rõ thành phần hay công dụng, vẫn có nguy cơ gây ngộ độc cho cơ thể.

Theo các chuyên gia, để uống rượu bia không ảnh hưởng đến sức khỏe đối với nam giới chỉ uống dưới 2 đơn vị tương đương 2 chai bia hoặc 2 ly rượu vang mỗi ngày, đối với nữ giới chỉ nên uống dưới 1 đơn vị mỗi ngày (tương đương 1 chai bia mỗi ngày). Cụ thể: Các đấng mày râu không nên uống quá 50 ml rượu và 400 ml bia mỗi ngày.

Chính vì vậy, uống rượu bia cần điều độ, chừng mực trong khả năng của cơ thể, khi cảm thấy vừa sức thì nên dừng lại.

Cách hạn chế say rượu bia

Cách đơn giản giúp hạn chế bị say và giảm tác hại của rượu là nên ăn no trước khi uống vì khi bụng đói thì rượu bia dễ hấp thu vào cơ thể dẫn đến say, nên uống nhiều nước vì cơ thể dễ bị mất nước khi uống rượu bia, đặc biệt cần lưu ý là không nên lạm dụng thuốc giải độc gan thuốc giải rượu

Trong trường hợp ngộ độc rượu cần cho nạn nhân nằm nghiêng để tránh tình trạng hít sặc gây ra suy hô hấpviêm phổi về sau, giữ ấm cho nạn nhân vì khi ngộ độc rượu làm hạ thân nhiệt sau đó đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật