Ứng phó nhiễm độc chì chẩn đoán điều trị thế nào để hiệu quả?

Theo thông tin ghi nhận, tại thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, hình thành một làng nghề tái chế chất chì từ vật liệu phế thải của pin và bình ắc quy. Nhiều người dân ở đây bị nhiễm độc chì, đặc biệt là trẻ em gây nguy hại đến sức khỏe.

Theo các nhà khoa học, tình trạng nhiễm độc chì ở trẻ em và người lớn có sự khác biệt nhau nên cần chú ý khi chẩn đoán. Việc chẩn đoán cũng được xác định theo 3 mức độ nặng, trung bình và nhẹ; riêng người lớn có thêm loại không có triệu chứng hoặc triệu chứng kín đáo.

Chẩn đoán mức độ nhiễm độc chì ở trẻ em:

Đối với mức độ nặng: trên lâm sàng có biểu hiện bệnh lý tổn thương hệ thần kinh trung ương ở não như: làm thay đổi hành vi, gây co giật hôn mê phù gai thị, liệt dây thần kinh sọ não, tăng áp lực nội sọ; có biểu hiện rối loạn tiêu hóa với triệu chứng nôn kéo dài; có dấu hiệu thiếu máu có thể kết hợp thiếu sắt xét nghiệm máu thấy nồng độ chất chì ở trong máu trên 70 µg/dL.

Đối với mức độ trung bình: có biểu hiện triệu chứng tiền bệnh lý não. Trên lâm sàng xuất hiện thương tổn thần kinh trung ương như: tăng kích thích, ngủ lịm từng lúc; trẻ thường bỏ chơi và hay quấy khóc; có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như nôn từng lúc đau bụng chán ăn. Xét nghiệm máu thấy nồng độ chất chì ở trong máu từ 45 - 70 µg/dL.

Đối với mức độ nhẹ: trên lâm sàng có biểu hiện bệnh lý kín đáo hoặc không có triệu chứng bệnh. Xét nghiêm máu thấy nồng độ chất chì ở trong máu dưới 45 µg/dL.

Chẩn đoán mức độ nhiễm độc chì ở người lớn:

Đối với mức độ nặng: trên lâm sàng xuất hiện triệu chứng tổn thương thần kinh trung ương với bệnh lý não như: hôn mê, co giật, có trạng thái mù mờ, sảng loạn, rối loạn vận động khu trú, đau đầu, phù gai thị, viêm thần kinh thị giác, có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ; đồng thời bị liệt ngoại biên của thần kinh ngoại vi. Bị rối loạn tiêu hóa với cơn đau quặn bụng, nôn. Xuất hiện triệu chứng thiếu máu, có thể kết hợp với thiếu chất sắt. Ngoài ra cũng có biểu hiện bệnh lý về thận. Xét nghiệm cận lâm sàng thấy nồng độ chất chì ở trong máu trên 100 µg/dL.

Đối với mức độ trung bình: trên lâm sàng ghi nhận dấu hiệu thương tổn thần kinh trung ương như đau đầu mất trí nhớ suy giảm khả năng tình dục mất ngủ có nguy cơ cao biểu hiện bệnh lý về não; có thể có bệnh lý về thần kinh ngoại biên của thần kinh ngoại vi, giảm dẫn truyền thần kinh. Bị rối loạn tiêu hóa như vị giác cảm thấy có vị kim loại đau bụng chán ăn táo bón Có biểu hiện bệnh lý thận mạn tính. Ngoài ra còn có triệu chứng thiếu máu nhẹ đau cơ yếu cơ đau khớp Xét nghiêm máu thấy nồng độ chì ở trong máu từ 70 - 100 µg/dL.

Đối với mức độ nhẹ: có biểu hiện dấu hiệu lâm sàng do thần kinh trung ương bị ảnh hưởng như mệt mỏi hay buồn ngủ giảm trí nhớ; có thể ghi nhận các thiếu hụt về trạng thái thần kinh, tâm thần khi làm những thử nghiệm đánh giá; đồng thời có hiện tượng giảm dẫn truyền thần kinh ngoại vi. Khi thực hiện các thử nghiệm đánh giá về tâm thần thấy có sự suy giảm tâm thần, đồng thời có dấu hiệu bệnh lý thận; có thể bắt đầu xuất hiện triệu chứng thiếu máu giảm khả năng sinh sản tăng huyết áp rối loạn tiêu hóa Xét nghiệm máu thấy nồng độ chất chì trong máu từ 40 - 69 µg/dL.

Ngoài mức độ nhẹ, ở người lớn còn có trường hợp mới nhiễm độc chì không có triệu chứng hoặc có triệu chứng kín đáo được biểu hiện trên lâm sàng bằng các dấu hiệu như: giảm số lượng tinh trùng có nguy cơ bị sẩy thai làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản; về thần kinh có thể có sự thiếu hụt kín đáo nếu tiếp xúc chất chì kéo dài, có nguy cơ tăng huyết áp và tăng enzyme tổng hợp protoporphyrin hồng cầu. Xét nghiệm máu ghi nhận nồng độ chì trong máu dưới 40 µg/dL.

Trên thực tế, tình trạng nhiễm độc chì biểu hiện ở mức độ nặng thường là thể cấp tính hoặc đợt cấp tính của trạng thái nhiễm độc mạn tính.

Điều trị như thế nào?

Về điều trị, tất cả các trường hợp trẻ em cũng như người lớn khi phát hiện tình trạng nhiễm độc chì ở mức độ trung bình và nặng đều phải cho nhập viện để xử trí phù hợp. Cũng nên cho nhập viện các trường hợp người bị nhiễm độc chì có diễn biến phức tạp cần theo dõi và thăm dò kỹ hơn. Công tác điều trị nhiễm độc chì phải được thực hiện tại bệnh viện để bảo đảm các nội dung và nguyên tắc cần thiết như: điều trị triệu chứng, điều trị hỗ trợ, điều trị để hạn chế sự hấp thu chì nội soi lấy dị vật có chì khi phát hiện, sử dụng thuốc giải độc chì thường gọi là thuốc gắp chì...

Lời khuyên của thầy thuốc

Các nhà khoa học đã khuyến cáo nếu người mẹ bị nhiễm độc chì thì tốt nhất là không nên cho con bú, cần phải xét nghiệm chất chì ở trong sữa mẹ nếu chất chì ở trong sữa mẹ ở mức độ thấp không đáng kể mới được cho trẻ bú mẹ. Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị nhiễm độc chì từ người mẹ, phải áp dụng biện pháp sử dụng thuốc giải độc chì cho trẻ theo quy định. Nếu người phụ nữ đang bị nhiễm độc chì, không nên có thai trong thời điểm này, chỉ nên có thai sau khi xét nghiệm máu thấy có nồng độ chì dưới 10µg/dL.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật