Can thiệp yếu tố nguy cơ bệnh cao huyết áp để cơ thể khỏe mạnh

Đó là điều trị các bệnh thận, bệnh tim mạch, bệnh nội tiết, các yếu tố do thuốc và yếu tố trong sản khoa.

Tăng huyết áp thứ phát chiếm 15 – 20 % các trường hợp cao huyết áp ở những trường hợp này cao huyết áp là một triệu chứng của bệnh. Việc điều trị các bệnh này (loại bỏ hoặc điều trị tích cực) chính là dự phòng, ngăn chặn biến chứng cao huyết áp làm giảm thiểu các trường hợp  cao huyết áp triệu chứng. Sự can thiệp này bao gồm:

1. Điều trị các bệnh thận:

viêm cầu thận cấp: Bệnh xuất hiện sau nhiễm liên cầu khuẩn tan máu bêta nhóm A. Bệnh viêm cầu thận cấp là bệnh lý phức hợp miễn dịch Bệnh diễn biến cấp tính với các triệu chứng: phù tăng huyết áp đái máu và protein niệu. Với chế độ điều trị đúng đắn, đại bộ phận là hồi phục hoàn toàn trong vòng 4- 6 tuần lễ huyết áp sẽ hạ khi khỏi viêm cầu thận cấp.

+ Viêm cầu thận mạn:

Là một bệnh có tổn thương tiểu cầu thận tiến triển từ từ kéo dài nhiều năm: phù protein niệu hồng cầu niệu, cao huyết áp... Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng thì có thể hạn chế được quá trình tiến triển của bệnh và hạn chế được những biến chứng có thể xảy ra, trong đó có cao huyết áp.

+ Viêm thận kẽ:

Do viêm đài bể thận kinh diễn, sỏi lao thận gây teo thận một bên. Bệnh phát hiện sớm, điều trị tích cực có thể hạn chế được các ca tiến diễn đến teo thận một bên và làm tăng huyết áp.

+ Hẹp động mạch thận: (Renal arterial stenosis)

Do xơ cứng động mạch phình động mạch thận viêm động mạch loạn sản xơ xơ vữa động mạch trong đó xơ vữa động mạch là nguyên nhân thường gặp nhất.

Hẹp động mạch thận làm giảm lượng máu tới nhu mô thận, kích thích hệ thống Renin - Angiotensin hoạt động. Đặc điểm tăng huyết áp do hẹp động mạch thận là huyết áp tăng cao, khó hoặc không kiểm soát được bằng điều trị nội khoa.

Điều trị nội khoa: chủ yếu là kiểm soát các yếu tố nguy cơ (xơ vữa động mạch rối loạn mỡ máu hút thuốc lá chống viêm).

Điều trị ngoại khoa:

- Phẫu thuật bắc cầu: sử dụng mạch nhân tạo hoặc mạch tự thân, nối tắt qua vị trí hẹp.

- Can thiệp nội mạch: hiện nay đây được coi là phương pháp điều trị phổ biến nhất trên thế giới do tính xâm nhập tối thiểu, an toàn và hiệu quả. Vị trí hẹp động mạch thận có thể được nong bằng bóng (angioplasty) hoặc đặt giá đỡ lòng mạch (stent).

+ Teo thận bẩm sinh thận đa nang

2. Bệnh nội tiết:

- U tủy thượng thận (Phesochromocytom) gây tăng huyết áp từng cơn hay cố định.

Phẫu thuật cắt bỏ u: Bệnh nhân được điều trị nội khoa tích cực tiền phẫu  kiểm soát những tác động của kích thích adrenergic thái quá và dự phòng cơn tăng huyết áp trong khi phẫu thuật.

- Hội chứng Cơ sinh (Cushing) do u tuyến yên u vỏ tuyến thượng thận hay cường vỏ tuyến thượng thận.

- Hội chứng tăng Aldosteron tiên phát.

3. Bệnh tim mạch:

- Hở lỗ van động mạch chủ: Huyết áp tối đa tăng, tối thiểu giảm làm chênh lệch tăng lên.

- Hẹp eo động mạch chủ gây huyết áp cao chi trên và hạ huyết áp chi dưới.

- Hẹp động mạch chủ bụng trên chỗ xuất phát động mạch thận, gây thiếu máu thận và làm tăng huyết áp.

Việc can thiệp tích cực các dị hình trên có tác động tốt đến chỉ số huyết áp.

4. Trong sản khoa:

- Ngộ độc thai nghén: cao huyết áp là một triệu chứng cơ bản thường có trong sản giậttiền sản giật Sử lý kịp thời tích cực cấp cứu sản khoa này, kể cả biện pháp đưa thai ra khỏi tử cung huyết áp sẽ giảm nhanh.

 - Huyết áp thai kỳ: Thường tăng nhẹ , ít khi vượt quá 140 mmHg, huyết áp sẽ về bình thường sau đẻ 10 – 12 tuần.

5. Do thuốc điều trị:

- Sử dụng corticoid liều cao kéo dài gây huyết áp cao tăng giữ nước. Sử lý: Giảm dần và cắt thuốc thay thể bằng các thuốc kháng viêm phi steroit.

- Sử dụng thuốc tránh thai

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật