Không nên ăn nhiều mứt gừng nếu không muốn bị loãng máu

Mứt gừng là loại mứt có từ lâu đời và phổ biến nhất trong dịp Tết của người Việt. Tuy nhiên, ít người biết rằng loại mứt này cũng có chứa những nguy hại cho sức khoẻ người dùng.

Mứt gừng và những tác dụng không thể phủ nhận

mứt gừng từ lâu đã là một món ngon phổ biến, thường xuất hiện trong những ngày Tết của miềm Bắc. Một đĩa mứt gừng vàng tươi, ấm nồng bên những ly trà nóng dường như đã trở thành hình ảnh quen thuộc với người dân Bắc Bộ.

Không chỉ được yêu thích bởi vị ngọt cay đặc trưng mà mứt gừng còn được đặc biệt chú ý bởi những lợi ích mà nó đem lại cho sức khoẻ người dùng.



Mứt gừng có tác dụng giải độc, chống nôn mửa bụng đầy trướng đau bụng do ăn uống không điều độ; dùng phòng bệnh viêm đường hô hấp (viêm họng ho mất tiếng). Ăn từ 10 - 15 g mỗi ngày có tác dụng làm ấm người, kích thích tiêu hóa Mứt gừng có tác dụng giải độc, chống nôn mửa, bụng đầy trướng đau bụng do ăn uống không điều độ.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh gừng là thành phần không thể thiếu trong nhiều phương thuốc bởi công dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó. Gừng làm giảm đau kháng viêm, có giá trị trong điều trị viêm khớp đau đầuđau bụng kinh nguyệt ức chế rhinovirus là loại vi rút gây cảm lạnh

Ngoài ra, gừng cũng ức chế các vi khuẩn như Salmonella, gây tiêu chảy và động vật nguyên sinh như Trichomonas (trùng roi âm đạo). Ở đường tiêu hóa, gừng làm giảm đầy hơi và co thắt gây đau.

Những tác hại ít được biết tới của gừng

Mặc dù được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, gừng vẫn có thể mang lại những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ mà ít người biết đến như sau:

Gây loãng máu

Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering đã chỉ ra rằng gừng được cho là có tác dụng tương tự như aspirin Chúng có thể tác động vào quá trình đông máu, khiến quá trình này diễn biến chậm hơn và thậm chí còn có khả năng gây loãng máu. Có thể nói, điều này là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với những bệnh nhân đang phải sử dụng những loại thuốc chống đông máu

Ngoài ra, tính nóng của gừng còn có thể làm vỡ các mạch máu bị nên những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam chảy máu tử cung bệnh trĩ không nên ăn gừng để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
  Gừng có thể tác động vào quá trình đông máu, khiến quá trình này diễn biến chậm hơn và thậm chí còn có khả năng gây loãng máu.

Rối loạn nhịp tim

Việc sử dụng gừng ở liều lượng cao có thể gây ra hiện tượng tim đập nhanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng quá nhiều gừng trong một thời gian dài, đặc biệt là dưới dạng thức uống có gas (bia gừng) có thể gây ra chứng rối loạn nhịp tim

Gây ngứa rát và làm khô da

Da bị khô và ngứa rát cũng là một trong những tác dụng phụ của việc sử dụng quá nhiều chế phẩm từ gừng. Tình trạng này thường bắt đầu ở mặt sau đó lan xuống các vùng da khác trên cơ thể.

Gây dị ứng

Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy gừng có khả năng gây ra một vài phản ứng dị ứng như tình trạng khó thở tắc nghẽn đường thở, tình trạng sưng phồng ở môi, lưỡi phát ban hay mề đay. Nếu rơi vào những hợp này, bạn cần ngưng sử dụng gừng và đến bệnh viện để được kiểm tra kỹ hơn. Gừng có khả năng gây ra một vài phản ứng dị ứng như tình trạng sưng phồng ở môi, lưỡi, phát ban hay mề đay.



Gừng qua phơi sấy khô để làm thành mứt sẽ bị mất nước khiến cho thành phần gingerol (hợp chất hóa học duy nhất có trong gừng) chuyển hoá thành shoagol. Shoagol nóng hơn gingerol gấp hai lần vì thế những người bị say nắng hoặc những người có thân nhiệt cao nên hạn chế ăn các chế phẩm khô từ gừng, ví dụ như mứt gừng.

Thêm vào đó, mứt gừng cũng như các loại mứt khác, đều chứa một lượng đường khá lớn (chiếm tới gần 60%) vì thế cũng không nên sử dụng quá nhiều, đặc biệt là những người có tiền sử bị bệnh tiểu đường

Mặc dù các tác dụng phụ của gừng là rất hiếm gặp, tuy nhiên đây cũng là một vấn đề cần được lưu tâm và cẩn trọng để có thể đảm bảo an toàn cho sức khoẻ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật