Bé bằng hạt tiêu - những điều trong thai lỳ mẹ nhất định phải biết
Cùng tìm hiểu về sinh thiết trong sinh thiết phẫu thuật
BS CKII Vũ Thị Lừu: Nguyên nhân gây khối u ở vú chị em cần đề phòng
Tam cá nguyệt đầu tiên
Sự thụ thai đầu tiên
* Bào thai trong cơ thể người mẹ
Qúa trình thụ tinh diễn ra khi có một tinh trùng gặp trứng rụng. Sự kết hợp trứng và tinh trùng sẽ tạo ra một tế bào gọi là hợp tử.
Hợp tử sau khi phân chia sẽ tạo thành nhau thai và phôi thai. Những tế bào này mất khoảng 4 ngày để đến được tử cung. Và trong 7 ngày chúng sẽ bám liền vào thành tử cung.
* Cơ thể người mẹ
Các tín hiệu hóa học sẽ hình thành khiến cơ thể bạn có một vài thay đổi nhất định. Chỉ 12 ngày sau khi quá trình thụ tinh hoàn thành, khi đi xét nghiệm hoặc khám thai, bác sĩ có thể phát hiện hormone chorionic gonadotropin trong cơ thể người phụ nữ
0-5 tuần
* Thai nhi tượng hình
Bé đã có trái tim nhưng kích thước vô cùng bé. Nó mới chỉ như một hạt giống cây trồng. Lúc này là thời điểm mà các ống thần kinh trong não bộ của bé cũng xuất hiện.
Điều này lý giải cho lý do mẹ bầu cần bổ sung sớm axit folic để làm giảm nguy cơ thai nhi bị các khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn như hiện tượng nứt đốt sống
* Cơ thể của bạn
Các hormone nội tiết ban đầu thay đổi. Mẹ bầu bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của người mang thai Ngực của bạn dần to hơn. Bạn nhạy cảm với tất cả các mùi xung quanh mình.
6-8 tuần
* Em bé của bạn
Bé con đã có mắt, tai và chân tay. Tất cả mới chỉ đang như một chồi cây dần lớn. Hệ thống các cơ quan thần kinh cũng đang phát triển. Nhưng lúc này bé vẫn chỉ là một phôi thai.
Vào tuần thứ 7, bé đã dài khoảng 9mm và sẽ còn phát triển nhanh chóng.
Cơ thể của bạn
- Mẹ bầu xuất hiện hiện tượng ốm nghén Cơ thể bắt đầu thấy khó chịu và mệt mỏi. Bộ máy tiêu hóa của bạn bị ảnh hưởng do sự thay đổi của các hormone.
Khi thi được 8 tuần tử cung của bạn sẽ có kích thước bằng một quả cam
9-10 tuần
* Em bé của bạn
Cơ quan sinh dục của bé đã phát triển. Gan đã bắt đầu sản xuất các tế bào máu đỏ. Cơ thể của bé cô bắt đầu quá trình tăng trưởng mạnh mẽ. Đây chính là thời điểm cái đuôi nòng nọc của bé biến mất. Qúa trình bào thai kết thúc.
* Cơ thể của bạn
Ngực của bạn phát triển về kích cỡ một cách rõ nét. Bạn cũng thấy vùng da quanh núm vú trở nên sẫm màu hơn bình thường.
11-12 tuần
* Em bé của bạn
Các bộ phận, hình dáng của cơ thể người đã hình thành nhất định trong 3 tháng đầu tiên. Móng tay của bé đã phát triển. Phổi của bé đầy nước ối và chưa có gì. Điều này để chuẩn bị cho quá trình hô hấp ủa bé sau này.
* Cơ thể của bạn
Một vệt dài màu nâu có thể xuất hiện trên bụng của bạn. Tử cung của mẹ bầu đang phát triển. Bây giờ nó có kích thước của một quả bưởi.
Vùng xương chậu của bạn cũng bắt đầu khó chịu nhiều hơn. Đôi lúc mẹ bầu thấy toàn thân nóng bừng, do quá trình lưu thông máu tăng cường. Việc tiêu hóa thức ăn cũng khó nhọc hơn. Bạn đi tiểu nhiều lần trong ngày do bàng quang bị tử cung chèn ép.
Tam cá nguyệt thứ 2
Thai nhi sẽ phát triển nhanh chóng trong ba tháng tới.
13-16 tuần
* Em bé của bạn
Nhiều cơ quan, bộ phận trên cơ thể của bé đã phát triển ở mức độ hoàn hảo. Lúc này là thời điểm bé phát triển về kích thước và các chức năng của các bộ phận cơ thể.
Đây là lúc bé phát triển nhanh chóng hơn lúc nào hết. Hệ thống thần kinh của bé tự hoạt động. Bé có thể mút ngón tay cái và nuốt. Bé biết phản ứng với những âm thanh vang vọng trong túi nước ối.
* Cơ thể của bạn
Các triệu chứng ốm nghén và mệt mỏi bắt đầu giảm dần khi bạn bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Lúc này bạn thấy cơ thể nhẹ nhõm và tỉnh táo trở lại sau những tháng ngày vất vả.
Kích thích tố của tuyến nội tiết có thể ảnh hưởng đến tình trạng của tóc của bạn.
17-20 tuần
* Em bé của bạn
Toàn bộ cơ thể của bé được bao phủ một lớp lông tơ mềm, có tác dụng giữ ấm cho bé tới khi cơ thể bé có đủ chất béo. Bé cũng được bảo vệ bởi chất gây được tạo ra từ nước ối.
* Cơ thể của bạn
Tử cung của bạn bắt đầu để di chuyển lên trên rốn, bụng bầu xuất hiện. Một số thai phụ sẽ xuất hiện tàn nhang hoặc nám da Nhưng hiện tượng này thường biến mất trong vòng 12 tuần sau khi sinh.
21-24 tuần
* Em bé của bạn
Xương của bé đang bắt đầu cứng lại. Làn da trở nên nhạy cảm trước các kích thích. Da của bé có màu đỏ, nhăn nheo. Có thể nhìn thấy xương và các mạch máu lớp mỡ dưới da bé chưa có nhiều.
* Cơ thể của bạn
Cơ thể mẹ bầu bắt đầu tăng cân Các cơ bắp hoạt động mạnh mẽ để chịu tải khi trọng lượng của bạn tăng lên. Nhiều thai phụ cảm thấy đau lưng nhiều trong giai đoạn này.
25-28 tuần
* Em bé của bạn
Thai nhi bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Bé đã đạt được nửa chiều dài cơ thể và tăng gấp 3 lần trọng lượng cân nặng so với trước.
Trong tuần 28, bé dài khoảng 26,5 cm và nặng khoảng 1,3kg.
Đã xuất hiện đường dây liên hệ giữa tư duy và cảm giác đau trong bộ não của bé..
* Cơ thể của bạn
Bạn sẽ cảm thấy nhức mỏi toàn thân do cân năng tăng lên. Do lưu lượng máu gia tăng làm một số mẹ bầu gặp hiện tượng giãn tĩnh mạch hoặc bệnh trĩ
Tam cá nguyệt thứ 3
Em bé của bạn đã sẵn sàng để chào đời. Cơ thể bạn đang chuẩn bị cho việc sinh nở sắp tới
29-32 tuần
* Em bé của bạn
Bé có giai đoạn ngủ và thức một cách rõ ràng.
* Cơ thể của bạn
Ngực của bạn có thể bắt đầu tiết ra sữa non Hiện tượng sưng phù chân khá phổ biến trong thời điểm này. Nếu mặt và tay cũng đều bị sưng thì mẹ bầu nên đi khám chuyên khoa sớm.
33-36 tuần
* Em bé của bạn
Phổi của cô là tiết ra chất hoạt động bề mặt. Chất này giúp phổi nở và cho phép bé tự thở sau khi sinh Mắt của bé có màu. Phần đầu phát triển lớn hơn so với các bộ phận khác trên cơ thể.
* Cơ thể của bạn
Mẹ bầu cảm thấy khó thở hơn. Bạn đi lại khó khăn, trông có vẻ nặng nề hơn.
37-40 tuần
* Em bé của bạn
Phổi của bé đã phát triển để tự hít thở không khí. Thị lực sẽ tiếp tục phát triển sau khi bé chào đời. Qúa trình 40 tuần tuyệt vời của bé yêu từ tế bào đơn đến khi hình thành một em bé đã hoàn tất.
* Cơ thể của bạn
Trọng lượng của thai nhi chèn ép lên xương sống của thai phụ khiến chị em cảm thấy nặng nề. Tử cung trở nên mở rộng, tiết ra nhiều dịch nhầy. Đây chính là dấu hiệu cho thấy bạn sắp sinh rồi đó.
- 3 đặc điểm xuất hiện khi bé chào đời chứng tỏ con phát... (Thứ bảy, 09:33:02 08/05/2021)
- Con mới sinh hễ bú no là trớ sạch, mẹ khóc lóc cầu cứu bác... (Chủ nhật, 13:22:01 21/03/2021)
- Trong thai kỳ có 3 mốc phát triển trí não thai nhi đỉnh cao, mẹ... (Thứ Ba, 13:39:07 16/03/2021)
- 6 loại rau bổ huyết, làm sạch tử cung: Bà đẻ ăn nhiều để... (Thứ tư, 13:35:09 10/03/2021)
- Những trường hợp mẹ bầu bắt buộc phải sinh mổ, cố sinh... (Thứ bảy, 15:20:03 10/10/2020)
- ThS Nguyễn Kiên Cường: Không sinh mổ liên tiếp sớm hơn 2 năm (Thứ năm, 11:35:08 28/02/2019)
- 5 bí mật bất ngờ về các cặp sinh đôi mà ít người biết (Thứ Hai, 13:37:08 25/02/2019)
- Mách nhỏ 20 điều bạn học được khi làm mẹ lần đầu tiên (Thứ sáu, 10:50:07 22/02/2019)
- Lưu ý vài điểm để phục hồi sức khỏe sau sinh mổ nhanh chóng (Thứ tư, 16:00:02 20/02/2019)
- Sau đẻ có nên nằm than để lấy lại vóc dáng hay không? (Thứ Ba, 13:55:05 19/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023