Bà bầu tăng cân quá nhiều có thể gây hại chết thai nhi

Ngày nay, cuộc sống vật chất đầy đủ khiến hầu hết các sản phụ đều ăn quá nhiều và nguy cơ tăng cân vượt chuẩn là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần biết rằng việc tăng quá nhiều cân trong thai kỳ là hoàn toàn không có lợi đối với cả mẹ bầu và thai nhi.

Nguy cơ khi mẹ bầu tăng cân quá nhiều

Với mẹ:

Mẹ tăng cân quá nhiều sẽ khiến thai nhi thường có xu hướng to hơn, vì vậy chị em sẽ bị mệt mỏi cổ tử cung giãn rộng và chèn vào cơ hoành gây khó thở chèn vào tĩnh mạch vùng chậu, gây phù chân Ngoài ra, mẹ to – con to cũng sẽ bị đe dọa bởi căn bệnh tiểu đường

Không chỉ có thế, việc sinh con to cũng khiến mẹ mất sức nhiều hơn, tổn thương phần mềm như rách âm hộ, âm đạo, cổ tử cung mất nhiều máu. Với các mẹ bầu quá cân, mẹ khó lấy lại được vóc dáng sau sinh. Chưa kể, mẹ cũng có thể bị các bệnh như tim mạch tiểu đường

Với thai nhi:

Theo các chuyên gia thai nhi to cũng dễ bị phì các cơ quan trong cơ thể, điển hình nhất là những bất thường ở buồng tim dẫn đển xác suất tử vong cao khi ở trong bụng mẹ.

Thai nhi quá to cũng là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ các mẹ chọn đẻ mổ không ngừng tăng. Khi thai nhi quá to, quá trình chuyển dạ ở mẹ gặp nhiều khó khăn do đầu thai nhi to, không lọt xuống thấp, gây rối loạn cơn gò. Mẹ bầu cũng dễ bị vỡ tử cung. Ngay cả khi đầu thai nhi đã lọt thấp xuống, quá trình sinh nở vẫn diễn ra chậm, đầu dễ bị chèn ép vào khung chậu, xương vai mắc kẹt ở khoang chậu mẹ. Nếu xử lý không kịp thời, có thể con sẽ bị ngạt, dễ gây tử vong..

Các bác sĩ sản khoa cũng khuyến cáo, những bé sinh nặng cân, sau khi sinh thường dễ bị hạ đường huyết hạ canxi huyết, kéo theo một loạt những nguy hiểm như hạ thân nhiệt suy hô hấp suy hệ tuần hoàn Nếu nguy hiểm hơn bé có thể bị xuất huyết não dẫn đến bại nạo. Các bé sơ sinh thừa cần đều có nguy cơ bị bệnh tiểu đường nhiều hơn các bé khác.  Chưa kể ở thế sinh khó, các bé cũng bị chấn thương như gãy tay gãy xương đòn.

Tăng cân thế nào là chuẩn?

Tăng cân trong 9 tháng mang bầu là rất cần thiết vì qua đó có thể đánh giá được việc mẹ bầu có ăn uống đủ chất và em bé có phát triển trong bụng mẹ hay không. Tuy nhiên, cần tăng bao nhiêu cân thì không phải mẹ bầu nào cũng biết. Chị em cần biết rằng việc tăng cân ở mỗi người là khác nhau. Người ta quy định số cân cần tăng đối với mỗi mẹ bầu dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index). Chỉ số này được tính dựa vào công thức: cân nặng/ (chiều cao)2. Lưu ý (cân nặng tính theo kg và chiều cao đo theo mét hoặc cm).

Khi chị em đã biết được chỉ số khối cơ thể mình, bạn hãy lên kế hoạch chi tiết cho việc ăn uống để tăng cân hợp lý. Những mẹ có chỉ số khối cơ thể càng cao thì càng nên tăng ít cân và ngược lại nếu bạn có chỉ số khối thấp thì phải cố gắng ăn uống để tăng đủ số cân theo chuẩn.

Dưới đây là những gợi ý tăng cân chuẩn trong thai kỳ (đối với mẹ mang bầu đơn), các mẹ bầu cùng tham khảo nhé!

- Nếu BMI = 18,5: bạn cần tăng từ 12,6-18kg.

- Nếu BMI = 18.5 đến 24.9: bạn cần tăng từ 8-15kg.

- Nếu BMI = 25 đến 29.9: bạn cần tăng từ 7-11kg.

- Nếu BMI >= 30: bạn cần tăng từ 5-9kg.

Đối với mẹ mang bầu đôi, số cân nặng tăng lên có thể sẽ nhiều hơn:

- Nếu BMI = 18,5: bạn cần >25kg

- Nếu BMI = 18.5 đến 24.9: bạn cần tăng từ 16-24kg.

- Nếu BMI = 25 đến 29.9: bạn cần tăng từ 13-18kg.

- Nếu BMI >= 30: bạn cần tăng từ 11-15kg.

Khi nào nên bắt đầu tăng cân?

Đối với nhiều mẹ bầu bị ốm nghén trầm trọng sẽ rất khó tăng cân trong 3 tháng đầu. Nếu bạn cũng nằm trong số này, đừng quá lo lắng. 3 tháng đầu là thời gian bé phát triển rất nhanh tuy nhiên lại chưa cần quá nhiều năng lượng từ mẹ. Bé vẫn phát triển tốt dù bạn không tăng quá nhiều cân. Quý đầu thai kỳ các mẹ chỉ cần tăng 1-2kg là đủ. Từ quý thứ 2 thai kỳ, chị em cần ăn uống nhiều hơn vì thai nhi lúc này đã khá lớn và cần nhiều năng lượng.

Cần ăn thêm bao nhiêu?

Sự thay đổi hormone trong thai kỳ có thể cản trở bạn đến với những món ăn ngon, khiến chị em ăn không ngon miệng, mệt mỏi buồn nôn nôn ói… Vậy làm thế nào có thể “nạp” đủ chất cho con đây?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong 6 tháng đầu mẹ bầu cần ăn uống thêm khoảng 340 calo mỗi ngày. Với quý thứ 3 thai kỳ, chị em cần bổ sung thêm khoảng 450 calo Chị em hoạt động thể chất nhiều có thể cần nhiều hơn mức năng lượng trên.

Đối với các mẹ mang bầu đôi, cần ăn thêm khoảng 440 calo/ngày và đến quý 3 thai kỳ là 500-600 calo/ngày.

Việc lựa chọn thực phẩm là vô cùng cần thiết cho các mẹ bị ốm nghén và hay nôn ói. Các mẹ nên ăn những loại thực phẩm mình yêu thích và ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh cảm giác buồn nôn Mẹ bầu cũng nên uống nhiều nước và ăn rau xanh để tránh bị táo bón thai kỳ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật