Các thuốc điều trị chứng ăn không tiêu ở thai phụ, bỏ qua cực phí

Ăn không tiêu là một chứng bệnh thường gặp ở thai phụ: trung bình 8/10 số thai phụ bị chứng ăn không tiêu trong một giai đoạn nào đó của thai kỳ. Chứng bệnh này thường gây ra tâm lý lo lắng, mệt mỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ!

Nguyên nhân

- Do thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai: sự gia tăng progesterone làm giãn cơ vòng tâm vị (cơ vòng tâm vị nối liền giữa thực quảndạ dày có chức năng của một cái van). Khi cơ vòng tâm vị bị giãn ra, thức ăn chứa dịch vị có tính axít sẽ trào ngược từ dạ dày lên thực quản, khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn bị rối loạn.



- Sự phát triển của thai nhi làm tử cung to ra, chèn ép lên dạ dày ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.

Các yếu tố nguy cơ:

Có nhiều yếu tố nguy cơ làm gia tăng chứng ăn không tiêu ở thai phụ (CAKTTP) như:

- béo phì

- Hút thuốc.

- Uống bia rượu hay sử dụng nhiều các chất có tính kích thích: sôcôla, cà phê…

- Thuốc: một số loại thuốc như thuốc an thần thuốc chống trầm cảm thuốc đối kháng canxi… có nguy cơ làm gia tăng chứng ăn không tiêu ở thai phụ.

Thuốc điều trị

Các thuốc được sử dụng phải có tính an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi:

Nhóm thuốc kháng axít: các thuốc kháng axít có thành phần là những chất bazơ như hydroxyt nhôm Al(OH)3, Hydroxyt magie Mg(OH)2 hay ở dạng muối như cacbonat canxi CaCO3… Khi vào trong cơ thể, các thuốc kháng axít có nhiệm vụ trung hòa lượng axít của dịch vị.

Các thuốc kháng axít có thể gây ra tác dụng phụ là tiêu chảy hay táo bón

Nên uống cách xa thuốc kháng axít ít nhất 2 giờ với các thuốc khác mà thai phụ đang sử dụng như: thuốc bổ sung sắt vitamin… vì ngăn cản sự hấp thu các thuốc này.

Nhóm thuốc alginate (natri alginate canxi alginate): các thuốc alginate được bào chế từ rong biển. Khi vào trong cơ thể, các thuốc này sẽ tạo thành một lớp gel alginic bảo vệ niêm mạc thực quản, dạ dày.

Khi sử dụng nhóm thuốc alginate trong một thời gian dài có thể gây ra táo bón và nguy cơ tăng canxi huyết.

Ranitidin: thuốc duy nhất trong nhóm thuốc kháng histamin H2 được cho phép sử dụng trong điều trị CAKTTP.

Omeprazol: thuốc duy nhất trong nhóm thuốc ức chế bơm proton được cho phép sử dụng trong điều trị CAKTTP.

Ranitidin và Omeprazol là những thuốc có tác dụng ức chế sự tiết axít của dịch vị và được FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) chấp thuận sử dụng trong điều trị CAKTTP vì tương đối an toàn cho thai phụ và thai nhi

Ranitidine hay Omeprazol có thể gây ra tác dụng phụ đau đầu tiêu chảy buồn nôn và nôn…

Cần lưu ý:

- Nhóm thuốc kháng axít và nhóm thuốc alginate là những nhóm thuốc chủ yếu được sử dụng trong điều trị CAKTTP, được ưu tiên chọn lựa vì vừa có tính an toàn, vừa mang lại hiệu quả cao trong điều trị.

- Chỉ nên sử dụng ranitidine hay omeprazol trong trường hợp khi hai nhóm thuốc kháng axít và nhóm thuốc alginate không làm thuyên giảm CAKTTP.

Bên cạnh việc dùng thuốc cần kết hợp với sự thay đổi lối sống của thai phụ: tránh béo phì tránh dùng các chất kích thích không hút thuốc uống bia rượu… Sự thay đổi lối sống của thai phụ không những mang lại hiệu quả cao trong điều trị mà còn ảnh hưởng tốt cho sức khỏe của thai phụ và quá trình phát triển của thai nhi!



Ngoài ra, thai phụ nên thực hiện các biện pháp sau đây để giúp mang lại hiệu quả cao trong điều trị:

- Ăn nhiều lần với những bữa ăn nhỏ và tránh ăn trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ để tránh dạ dày quá đầy. Ăn trong tư thế ngồi thẳng và khi ngủ nên nằm đầu cao để làm giảm áp lực lên dạ dày.

- Nên thường xuyên uống sữa để giúp trung hòa axít dịch vị.

- Tránh ăn chất đạmchất bột đường trong cùng một bữa ăn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật