Mẹ bầu chảy máu sau khi “yêu”: Báo động đỏ vê những bệnh lý nguy hiểm!
Khi bầu bí, chị em hẳn sẽ có rất nhiều vấn đề phải lo nghĩ và quan tâm. Ngoài ra, việc lắng nghe quá nhiều lời khuyên từ những người đi trước chắc chắn ít nhiều khiến chị em bối rối. 9 tháng 10 ngày mang thai quãng thời gian không phải là ngắn trước khi được bế bồng, ấp ủ bé yêu.
Vì thế, để đảm bảo “mẹ tròn, con vuông”, mẹ không chỉ phải thăm khám bác sĩ định kỳ mà còn phải đặc biệt chú ý đến tất cả các dấu hiệu, bởi bất kỳ sự biến chuyển nào, dù là nhỏ nhất cũng có thể gây nguy hại cho bé yêu Và, một trong số những triệu chứng mẹ bầu cần quan tâm hang đầu đó là việc bị chảy máu trong thai kỳ
Mẹ bầu chảy máu sau khi quan hệ, có đáng lo?
“Yêu” như thế nào để an toàn, có lẽ là câu hỏi được nhiều cặp vợ chồng quan tâm nhất trong suốt thai kỳ. Trên thực tế, nếu mẹ bầu có sức khỏe tốt và thai kỳ phát triển khỏe mạnh, thì làm “chuyện ấy” không hề ảnh hưởng đến bé. Thậm chí, quan hệ đúng tư thế và đúng cách còn là một trong những biện pháp tuyệt vời giúp nâng cao khả năng sinh thường. Nhưng, không phải là không có những vấn đề xảy ra khiến mẹ bầu lo lắng. Và một trong những vấn đề phổ biến nhất là chảy máu sau khi “yêu”.
Thông thường, hiện tượng trên là không đáng lo ngại vì không ảnh hưởng đến thai nhi Do thai nhi được bảo vệ an toàn trong tử cung. Nút nhầy ở cổ tử cung đóng vai trò như một “vệ sĩ” đảm bảo môi trường trong tử cung được vô trùng, cũng như không thể bị xâm phạm nên sẽ không có chuyện “cậu bé” của bố làm đau bé yêu như nhiều người lầm tưởng.
Tuy vậy, để chắc chắn hơn về tình hình sức khỏe của bé, mẹ bầu nên nhanh chóng hỏi ý kiến hoặc thăm khám bác sĩ, các mẹ bầu có tiền sử sẩy thai càng phải đặc biệt lưu tâm. Với những mẹ bầu có tiền sử sẩy thai hoặc mẹ bầu có sức khỏe yếu, các chuyên gia y tế khuyên nên tránh quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu.
Tại sao mẹ bầu bị chảy máu sau khi “yêu”?
Một nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ là do: khi có thai, lưu lượng máu đến âm đạo và cổ tử cung tăng lên. Kết quả là, có rất nhiều mạch máu hoặc các mao mạch xuất hiện trong âm đạo và cổ tử cung. Khi mẹ bầu có quan hệ tình dục đôi khi, các mao mạch bị vỡ, và điều này gây ra chảy máu.
Tư thế quan hệ và mức độ khi “vận động” sẽ khiến mẹ bầu bị chảy máu nhiều hay ít. Do đó, khi “yêu” mẹ bầu nên thả lỏng, có thể thử tư thế quan hệ từ đằng sau để giảm áp lực lên bụng. Hoặc việc sử dụng chất bôi trơn thân nước cũng có tác dụng tránh cho cổ tử cung và âm đạo của mẹ bầu bị kích thích quá mức.
Theo Hiệp hội bà bầu Mỹ, trong 12 tuần đầu của thai kỳ, cứ 10 phụ nữ mang thai thì có 2 người bị ra máu báo. Đây là “bệnh” tương đối phổ biến trong thai kỳ. Và đa số phụ nữ bị ra máu báo trong thời kỳ đầu sau đó đều có một thai kỳ khỏe mạnh.
Cũng có một số trường hợp mẹ bầu giai đoạn 2 hoặc 3 của thai kỳ bị ra máu báo chỉ vài giọt sau khi quan hệ tình dục Nếu hiện tượng ra máu không kèm theo chuột rút hay không ra nhiều máu đỏ tươi thì cũng đừng vội lo. Dù vậy sức khỏe mẹ và bé vẫn là quan trọng nhất, việc tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa vẫn là cần thiết.
Phân biệt các dấu hiệu chảy máu trong thai kỳ
Khi mẹ bầu nhìn thấy những dấu hiệu đầu tiên của máu, chớ vội cuống mà cần giữ bình tĩnh để có giải pháp đối phó hợp lý. Lo sợ chỉ khiến bạn đưa ra những phán đoán sai, xử lý sai… thậm chí là gây hại cho thai nhi Hãy nhớ rằng, ngay cả khi chảy máu là do một biến chứng nguy hiểm thì đó cũng chỉ mới là dấu hiệu đầu tiên.
Tỉnh táo để không áp dụng bất kỳ biện pháp được đồn thổi là có tác dụng nào và nhờ đến sự can thiệp của các bác sĩ trước khi tình hình trở nên nghiêm trọng hơn là việc cần làm.
Nếu bạn thấy những đốm máu hơi hồng hoặc hơi nâu giống như hiện tượng bạn thường gặp cuối chu kỳ kinh thì đừng lo vội. Nhưng nếu bạn thấy những đốm máu màu đỏ thì đó là dấu hiện ban đầu của chảy máu. Lượng máu mà bạn nhìn thấy là điều bạn cần đặc biệt lưu tâm. Đốm máu nhẹ và không đủ để ngấm ướt giấy vệ sinh là dấu hiệu lành tính. Nhưng nếu máu đủ để ngấm đỏ sang giấy vệ sinh thì hãy gọi bác sĩ ngay bởi nó có thể là dấu hiệu của sẩy thai.
Cũng có một số ít phụ nữ bị ra máu rất nhiều trong thời kỳ mang thai nhưng bé sinh ra vẫn khỏe mạnh. Chỉ có bạn mới hiểu mình cần gì. Bởi vậy, nếu cảm thấy có bất kỳ sự bất an nào, hãy hỏi ý kiến của người thân, bạn bè có hiểu biết, có kinh nghiệm và đặc biệt là phải thăm khám thai định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu chảy máu
Chảy máu trong khi mang thai thường không đáng lo. Nếu đó là lành tính thì sẽ không gây ra bất cứ điều gì nghiêm trọng. Chảy máu xuất hiện khi mang thai có thể do một số các lý do chung sau:
Cấy Chảy máu
Trong những ngày đầu thai kỳ, việc cấy phôi vào thành tử cung có thể có một chút ít máu gọi là cấy chảy máu. Cấy chảy máu thường rất nhẹ, máu xuất hiện màu hồng hoặc nâu. Đây cũng là một trong những dấu hiệu đầu tiên báo cho chị em biết: đã có một thiên thần đến bên bạn!
Quan hệ tình dục
Cổ tử cung của phụ nữ mang thai rất mềm và đã ứ mạch máu. Một kích thích nhỏ ở cổ tử cung khi làm “chuyện ấy” có thể khiến chị em bầu ra máu.
Nhiễm trùng âm đạo
Viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng khác liên quan đến âm đạo hoặc cổ tử cung có thể gây viêm hoặc kích ứng đến các cơ quan, dẫn đến chảy máu do mao mạch bị vỡ.
Polyp cổ tử cung
Polyp cổ tử cung là một bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 30 – 50. Đó là những u nhỏ có thể xuất phát từ cổ tử cung ngoài hay trong buồng tử cung polyp cổ trong hay polyp niêm mạc được cấu tạo bởi các tế bào tuyến tang sinh phì đại, bao quanh bởi một khối mô đệm và tổ chức liên kết, đa số là lành tính.
Polyp cổ tử cung gây chảy máu khi mang thai do nồng độ estrogen cao trong máu. Ngoài ra, sự hiện diện của các khối u làm cho cổ tử cung của mẹ bầu nhạy cảm hơn với bất kỳ kích thích hoặc bị dị ứng nào, chẳng hạn như quan hệ tình dục dẫn đến chảy máu.
Chảy máu dưới màng đệm
Đôi khi máu có thể tích tụ trong các nếp gấp của màng đệm hoặc trong các lớp của nhau thai Điều này khiến mẹ bầu bị chảy máu (nặng hoặc nhẹ tùy từng trường hợp). Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này sẽ giảm dần.
Lời khuyên:
Để giảm thiểu tình trạng ra máu báo hoặc chảy máu cho mẹ bầu, các bác sĩ sản khoa khuyên:
- Mẹ bầu nên nghỉ ngơi đầy đủ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Giảm các hoạt động thể chất khi bị ra máu báo, chảy máu
- Nâng chân hơi cao khi thư giãn
- Tránh các tư thế “yêu” khó, tư thế gây áp lực lên bụng bầu. Nếu sau khi quan hệ, mẹ bầu bị co thắt dữ dội và đau ở vùng bụng hoặc vùng chậu dưới… cần hỏi ý kiến bác sĩ ngay.
- Không sử dụng các chất hay nước tự chế lạ để rửa vùng kín
- Đạp xe nhiều có ảnh hưởng đến “con giống” của quý ông? (Thứ sáu, 21:30:07 09/04/2021)
- "Đối tác" bỗng chán "chuyện ấy", coi chừng do... (Chủ nhật, 16:29:08 04/04/2021)
- Một tháng có kinh nguyệt 3 lần, cô gái choáng váng khi được... (Thứ sáu, 20:24:03 26/03/2021)
- Cô gái 26 tuổi chưa chồng bị ung thư cổ tử cung vì hệ lụy... (Chủ nhật, 21:25:06 21/03/2021)
- 4 thói quen xấu khi mặc đồ lót của chị em phụ nữ sinh ra... (Thứ bảy, 20:51:08 20/02/2021)
- Tại sao "quý ông" không nên ăn tỏi sống? Những đối... (Thứ sáu, 21:35:06 19/02/2021)
- 4 việc mà nữ giới cần làm ngay khi còn trẻ nếu không muốn ung... (Thứ sáu, 13:22:05 22/01/2021)
- 5 dấu hiệu cho thấy “cậu nhỏ” của bạn đang nguy kịch,... (Thứ năm, 17:05:08 07/01/2021)
- 4 thói quen xấu đang từng bước làm phái nữ tiến gần hơn tới... (Thứ tư, 13:12:00 30/12/2020)
- Phụ nữ có 3 đặc điểm này là người có khả năng sinh sản... (Thứ Hai, 20:48:06 30/11/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023