Sẩy thai là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, phòng và điều trị sẩy thai

Sẩy thai là gì?

Sẩy thai là tình trạng kết thúc thai nghén trước tuần thứ 20 của thai kỳ Ước tính cứ 5 thai phụ thì một người bị sẩy. Hầu hết các trường hợp sẩy thai xảy ra trong vòng 12 tuần lễ đầu.

Sẩy thai là tình trạng kết thúc thai nghén trước tuần 20 của thai kỳ

Sẩy thai là tình trạng kết thúc thai nghén trước tuần 20 của thai kỳ

Dấu hiệu cảnh báo sảy thai

- Đau lưng: Biểu hiện này giống như khi bạn bị đau trong kì kinh nguyệt  

- Áp lực vùng chậu: Do thai nhi đè nặng và đi kèm với chứng chảy máu âm đạo chuột rút thì đó là dấu hiệu rất rõ cho thấy bạn sắp sảy thai.

- Sút cân: Bạn đột ngột sút cân. Đừng coi đó là chuyện bình thường do mình ăn uống kém. Đây chính là một dấu hiệu thông báo bạn bị sảy thai.

- dịch âm đạo màu trắng hồng: Bình thường dịch âm đạo phụ nữ nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng đều có màu trong hoặc trắng đục. Pha máu khiến dịch có màu trắng hồng. Và đây cũng là dấu hiệu của việc sảy thai. 

- Cảm giác tức hoặc nặng bụng dưới thỉnh thoảng kèm đau lưng: Đây là triệu chứng không rõ ràng nên nhiều mẹ có triệu chứng này không phát hiện được giai đoạn dọa sảy thai khi phát hiện thì đa phần là không cứu được thai nhi Nếu đã sảy thai thì kèm theo các triệu chứng đau quặn bụng và xuất huyết.

- Khi xét nghiệm: chỉ số hCG dương tính và vẫn tăng dần tương ứng với tuổi thai.

- Khi siêu âm: có hiện tượng bóc tách một phần của bánh nhau hay màng nhau. Nếu thai ở tuần thứ 6 thì quan sát thấy bờ túi ối, nghe thấy âm vang của phôi, sang tuần thứ 7 thì nghe thấy âm vang tim thai.

- Khám âm đạo: Cổ tử cung dài, kín, thân cổ tử cung mềm, to ứng với tuổi thai.

- Ra máu đỏ hoặc nâu đỏ, có thể kèm theo cơn chuột rút Chuột rút trong thời kỳ mang thai là bình thường. Hiện tượng này xảy ra do các dây chằng mở rộng để thích ứng với tử cung ngày càng tăng. Nhưng nếu chuột rút đi kèm với chảy máu âm đạo và khó thở thì phần nhiều là bạn bị sảy thai.

- Đột nhiên mất các triệu chứng của ốm nghén

- Bóc tách bánh nhau khi siêu âm: Khi siêu âm mà có hiện tượng bóc tách một phần của bánh nhau hay màng nhau thì mẹ cần đặc biệt lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu sảy thai sớm.

Căng thẳng, các bệnh lý đường sinh dục, nhiễm khuẩn đều là nguyên nhân gây sẩy thai

Căng thẳng, các bệnh lý đường sinh dục, nhiễm khuẩn đều là nguyên nhân gây sẩy thai

Nguyên nhân gây sẩy thai

- nhiễm khuẩn cấp: Nhiễm khuẩn làm thai chết hoặc do thân nhiệt tăng cao gây nên cơn co tử cung và sẩy thai: Nhiễm rubella cúm, nhiễm Toxoplasma sốt rét viêm phổi thương hàn

- Tuổi tác: phụ nữ càng lớn tuổi càng dễ có khả năng thụ thai với nhiễm sắc thể bất thường, và kết quả là sảy thai sớm.

- Yếu tố từ người cha: nguy cơ sảy thai có bị ảnh hưởng đôi chút từ thể trạng của người cha, chẳng hạn tuổi của người cha càng lớn thì nguy cơ sảy thai càng cao.

- Sang chấn: Sang chấn mạnh, đột ngột, hoặc nhiều sang chấn nhỏ liên tiếp có thể gây sẩy thai.

- Hút thuốc uống bia rượu và dùng chất kích thích: Hút thuốc uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích như cocaine và thuốc lắc trong thời gian mang thai đều có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. 

- Nhiễm độc: Những nghề nghiệp độc hại nếu không được bảo vệ cẩn thận cũng có thể là nguyên nhân gây sẩy thai.

- Phôi thai bất thường về nhiễm sắc thể, làm tổ không đúng vị trí, bất thường ở tử cung...

- thuốc men: Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ sảy thai: Thuốc kháng viêm không steroid – như aspirin

- Béo phì: Một số nghiên cứu đã đưa ra được bằng chứng về mối liên quan giữa bệnh béo phì và nguy cơ sảy thai.

- Thủ thuật y tế: nguy cơ sảy thai tăng nhẹ sau một số loại thủ thuật y tế như lấy mẫu lông nhung màng đệm hay chọc dò ối để xét nghiệm và chẩn đoán khiếm khuyết di truyền của thai nhi

- Nguy cơ sảy thai của bạn cũng cao hơn nếu bạn có thai lại trong vòng 3 tháng sau khi sinh con lần trước.

Cách xử trí khi bị dọa sẩy thai hay sẩy thai

Khi mang thai kèm với đau bụng hoặc ra huyết cần phải đi khám ngay tại các cơ sở có chuyên khoa sản và siêu âm để xác định tình trạng thai.

Nếu có dấu hiệu dọa sẩy thai cần nghỉ ngơi tại giường, phải kiêng lao động, kiêng giao hợp, nên ăn uống thức ăn mềm, dễ tiêu, tránh táo bóndùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Mẹ cần được nghỉ ngơi, tránh chất kích thích, căng thẳng và vệ sinh cá nhân để khỏe mạnh tránh sẩy thai

Mẹ cần được nghỉ ngơi, tránh chất kích thích, căng thẳng và vệ sinh cá nhân để khỏe mạnh tránh sẩy thai

Phòng ngừa sẩy thai

Để phòng ngừa sẩy thai, các chị em cần lưu ý những điều sau:

- Khi mang thai cần có chế độ dinh dưỡng cân đối, uống bổ sung viên sắt và axit folic để tránh thiếu máu và thiếu axit folic, vì đây là một trong nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng và gây sẩy thai.

- Nên đi khám thai định kỳ tại cơ sở y tế có chuyên khoa sản. Nếu phát hiện bất thường như hở eo tử cung, bác sĩ sẽ có chỉ định khâu vòng eo cổ tử cung sớm 

- Trường hợp có thai mà đau bụng lâm râm hoặc ra huyết dù là chút ít cũng cần đến khám tại các cơ sở y tế ngay.

- Nên giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh giao hợp vì tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo tử cung cũng là nguyên nhân gây sẩy thai.

- Tránh lao động nặng, không ngâm mình dưới nước ao tù.

- Không nên mang giầy cao gót vì có thể té ngã.

- Tránh tiếp xúc với các chất độc hại như rượu bia thuốc lá thuốc trừ sâu thuốc nhuộm.

- Không tự ý dùng thuốc

- Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh cảm cúm hoặc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác.

- Tránh căng thẳng lo âu buồn phiền.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật