Nguyên nhân mất sữa sau sinh ở thai phụ, cách xử trí

Dù biết rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng không phải bà mẹ nào cũng hiểu được tầm quan trọng của điều này.

Trẻ được bú mẹ ngay khi mới sinh ra là điều tuyệt vời nhất đứa trẻ đó có được. Cho con bú mẹ chính là sợi dây gắn kết tình cảm mẹ con và đứa trẻ dù mới sinh nhưng vẫn cảm nhận được tình yêu thương từ mẹ chúng.

Vậy tại sao trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ lại ít đến vậy? Đâu là những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ Làm thế nào để biết bé có bú đủ? Cần kích sữa trở lại như thế nào để có nguồn sữa dồi dào? Tất cả sẽ được các chuyên gia giải đáp trong chương trình tư vấn ngày hôm nay 'Vô vàn lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ'.

Khách mời tham gia chương trình:

ThS.BS Nguyễn Mai Hương - Vụ sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế;

TS.BS Cao Thị Hậu - Nguyên Giám đốc Trung tâm truyền thông Giáo dục dinh dưỡng - Viện dinh dưỡng quốc gia.

MC: Thưa các chuyên gia, ở Việt Nam hiện nay, chỉ khoảng một nửa trẻ được bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh và chưa đến 20% được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Lượng sữa bột tiêu thụ tăng tới 39% mỗi năm. Hiện việc nuôi con bằng sữa mẹ hiện nay ở nước ta ra sao? Tại sao mọi người đều hiểu rõ về lợi ích của sữa mẹ nhưng tỷ lệ các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ lại thấp như thế?

ThS.BS Nguyễn Mai Hương: Chỉ khoảng 62% bà mẹ cho con bú sớm trong 62 giờ đầu sau sinh, tỷ lệ bà mẹ ở nông thôn cho con bú sớm cao hơn ở thành thị. Trước đây, mẹ chỉ đc nghỉ 4 tháng nên không thể cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

Ngoài sữa mẹ, còn có sữa bộtăn dặm nên nhiều bà mẹ không cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời của trẻ. Chưa phải bà mẹ nào cũng biết hết lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ Hiện nay việc quảng cáo sữa bột tràn lan, mua sữa bột dễ dàng và không hiểu biết đầy đủ hay thường khiến các bà mẹ tin dùng sữa bột nhiều hơn. Trẻ phải càng bú thì sữa mẹ mới càng ra, nhiều bà mẹ không hiểu rõ nên cứ tưởng không đủ sữa, do vậy cho trẻ ăn thêm sữa bột. Trẻ bú ít đi nên lượng sữa tiết ra càng ít.

MC: Liệu nguyên nhân đẻ mổ cao có phải là nguyên nhân chính không? Tại sao lại có hiện tượng mất sữa sau sinh ở thai phụ trong 24 giờ đầu?

TS.BS Cao Thị Hậu: Tỷ lệ mổ đẻ có xu hướng tăng, xấp xỉ 40%, ảnh hưởng đến việc cho bú sớm trong 1h đầu. Hầu hết các bà mẹ sinh ở trạm y tế, nhà hộ sinh cho con bú sớm trong 1h đầu rất khó khả thi. Khi mẹ được sinh mổ rất mệt, nếu các nhân viên y tế gia đình không hỗ trợ, giúp đỡ các bà mẹ thì họ không thể cho con bú sớm được. Càng bú sớm càng tốt vì như vậy sữa sẽ về sớm. Nếu để qua 24h đầu không cho trẻ bú mẹ, trẻ phải ăn thức ăn khác, bà mẹ càng có nguy cơ mất sữa.

Hồ Hoài An (Thanh Hóa): Cách đây 2 ngày, tôi ăn tôm và bị dị ứng (nổi mẩn, ngứa ở tay, chân và một phần cơ thể). Tôi đang nuôi con bú, cháu mới được 13 tháng nên tôi rất lo lắng. Không biết biểu hiện này có lây sang con tôi không?

TS.BS Cao Thị Hậu: Dị ứng tùy cơ địa và từng thực phẩm Nếu mẹ ăn tôm, bị dị ứng và cho con bú thấy nổi mẩn thì nên cho trẻ dừng bú. Để duy trì sữa mẹ, mẹ nên vắt sữa trong 1-2 hôm và cho đến khi hết triệu chứng dị ứng

MC: Sữa mẹ không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng vô giá cho con mà khi cho con bú mẹ, người mẹ cũng có những lợi ích về mặt sức khỏe. Xin hỏi ThS.BS Nguyễn Mai Hương, là một bác sĩ có nhiều năm công tác trong ngành Nhi khoa, bác sĩ có thể cho biết khi cho con bú mẹ, người mẹ sẽ có những lợi ích gì về mặt sức khỏe?

ThS.BS Nguyễn Mai Hương: lợi ích của sữa mẹ: Ngay sau sinh, mẹ cho bú sớm thì cơ thể mẹ sẽ tiết ra hoóc-môn ngăn ngừa băng huyết sau sinh và giảm thiếu máu hồi phục sớm sau sinh; giảm nguy cơ ung thư buồng trứngung thư vú Nếu cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu thì cho con bú là biện pháp tránh thai hiệu quả. Mẹ cho con bú thường xuyên giúp mẹ lấy lại vóc dáng ban đầu. 2 mẹ con gắn bó tình cảm, giúp tinh thần người mẹ thoải mái và giảm stress sau sinh, giúp tăng tiết sữa. Tiết kiệm chi phí cho người mẹ.

Hồng Tâm (Hà Tĩnh): Chị em hiện đang nuôi con dưới 1 năm tuổi, vẫn còn bú mẹ. Vừa rồi chị phát hiện có thai khoảng 3 tuần vì điều kiện không cho phép nên chị chưa có ý định giữ lại đứa bé. Xin hỏi bác sĩ bé bú mẹ vậy có ảnh hưởng gì không? Chị em bỏ thai bằng thuốc có được không? Cám ơn bác sĩ!

TS.BS Cao Thị Hậu: Với bà mẹ đang nuôi con mà lại có thai thì người mẹ vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ và điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nếu định chọn bỏ thai bằng thuốc thì không nên, nên đến cơ sở y tế khám để được tư vấn lựa chọn phương pháp tốt nhất, tránh các nguy cơ tai biến như băng huyết.

MC: Thưa các chuyên gia, theo một điều tra của Liên hợp quốc, 90% trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi trên thế giới tập trung ở 36 nước trong đó có Việt Nam. Liệu việc trẻ không được bú mẹ hoặc bú mẹ không đầy đủ có phải là nguyên nhân dẫn đến con số này không? Để cải thiện tình trạng đó, Vụ SKBMTE đã có những chỉ đạo gì xuống các tỉnh, thành phố?

ThS.BS Nguyễn Mai Hương: Việt Nam là 1 trong những nước có tỷ lệ trẻ thấp còi cao và 1 trong những nguyên nhân chính là dinh dưỡng chưa đầy đủ cho bà mẹ khi mang thai và cho trẻ dinh dưỡng tối ưu là khi mẹ mang thai có đầy đủ dinh dưỡng, vi chất; trong 6 tháng đầu đời trẻ được bú mẹ hoàn toàn và được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho tới 24 tháng.

TS.BS Cao Thị Hậu: Ngoài chế độ dinh dưỡng hiện nay, yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ là vi chất dinh dưỡng: Khi trẻ thiếu vitamin D sớm sẽ còi xương ảnh hưởng đến phát triển khung xương trong giai đoạn đầu đời. Thứ hai là sắt, kẽm và canxi Ngoài sữa mẹ, cần lựa chọn thực phẩm có đầy đủ vi chất như vừa nói. Trẻ cần được vận động tắm nắng đầy đủ để cho bé được sống trong môi trường trong lành, có đầy đủ ánh sáng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật