Bụng đau râm ran ở 2 tháng đầu thai kỳ có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia hiện tượng đau bụng lâm râm khi mang thai vào tháng đầu là hoàn toàn bình thường.

Câu hỏi: Chào Bác sĩ! Năm nay tôi 25 tuổi, thử que lên 2 vạch nên tôi đi khám thai. Khi khám thì Bác sĩ bảo thai chưa vào tử cung. Tôi lại bị đau bụng rất nhiều, có lúc đau nhói ở bụng, mỗi lần đi lại thì càng đau. Tôi chậm kinh đã 10 ngày rồi. Xin hỏi Bác sĩ là giờ tôi phải làm gì? Cần ăn uống bổ sung chất gi? Làm thế nào mới bảo đảm an toàn được cho thai nhi? Cảm ơn Bác sĩ!

Trả lời:

TS. Vũ Thị Lừu - Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa - Bệnh viện E, cho biết:

Trứng bắt đầu làm tổ từ ngày 6 - 8 sau khi thụ tinh thời gian làm tổ kéo dài 7 - 10 ngày, kết thúc quá trình làm tổ vào ngày 13 - 14 sau khi thụ tinh

Quá trình làm tổ: phôi nang dính vào niêm mạc tử cung các chân giả của lá nuôi bám vào niêm mạc, gọi là hiện tượng bám rễ. Các tế bào của lá nuôi phá huỷ lớp biểu mô niêm mạc tử cung và phôi nang chui sâu qua lớp biểu mô. Ngày 9 - 10 phôi nang chui qua lớp biểu mô trụ nhưng chưa sâu trong lớp đệm, bề mặt chưa được phủ kín. Ngày 11 - 12 phôi nang hoàn toàn nằm trong lớp đệm. Ngày 13 - 14 lớp biểu mô phát triển phủ kín vị trí trứng làm tổ.

Quá trình làm tổ này sẽ gây nên hiện tượng đau bụng râm ran. Tình trạng đau râm ran này sẽ kéo dài trong khoảng 2 tháng đầu.

Bạn bị đau bụng nhưng nếu không bị ra máu thì chưa có gì đáng lo ngại. Bạn nên chờ thêm vài ngày nữa để đi siêu âm lại xem thai đã vào tử cung chưa. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi thì trong những ngày đầu bạn nên hạn chế đi lại, vận động nhẹ nhàng ăn uống đầy đủ.

Bà bầu cần bổ sung 4 nhóm chính bao gồm: chất bột chất đạm chất béo vitamin và khoáng chất. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của phụ nữ mang thai cần khoảng 2.300 – 2.400kccal/ngày. Trong đó 55% là chất bột đường 20% là chất đạm và 25% là chất béo.

- Chất bột: gạo, ngô, bánh mỳ, khoai, miến

- Nhóm chất đạm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…

- Nhóm chất béo: dầu, mỡ, vừng, lạc…

- Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ: rau xanh và quả chín vitamin A, C, D, K… đều rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi Cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên mỗi ngày

- Canxi: Bà bầu cần thêm 1000mg canxi mỗi ngày, cần chọn những thực phẩm giàu canxi như sữa trứng váng sữa sữa chua…

- Axit folic: Có vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh của trẻ, có nhiều trong gan động vật rau xanh thẫm, hoa lơ, đậu quả…

- Sắt: tham gia quá trình tạo máu, vận chuyển oxi. Sắt có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà thịt bò (hoặc các loại thịt đỏ), các loại rau củ quả như đậu đỗ…

- Omega 3: Omega 3 giúp phát triển bộ não hình thành võng mạc và phát triển hệ thần kinh

Việc bổ sung DHA có thể thực hiện vào giai đoạn tuần thứ 21 trở đi. Khi mang thai 4 tuần đầu tiên chưa cần thiết.

Chúc bạn mạnh khỏe!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật