8 lầm tưởng "ngớ ngẩn" mẹ bầu thường mắc phải khi mang thai

Có những niềm tin rất phổ biến từ xưa đến nay tưởng đúng mà hóa sai mẹ bầu cần thay đổi ngay. 

1. Thai nhi càng nhỏ càng dễ sinh

Nhiều người cứ nghĩ thai nhi nhỏ sẽ giúp mẹ dễ sinh và ít “khổ sở” hơn trong kỳ vượt cạn.

Thực tế: Có 4 nhân tố quyết định đến sự thuận lợi của quá trình sinh nở bao gồm sức của người mẹ khi rặn sinh, đường sinh nở, kích thước thai nhitinh thần lẫn tâm lý của sản phụ. Ngoài ra, các yếu tố có thể ảnh hưởng khác là vị trí thai nhi độ lớn nhỏ khung chậu, sức co thắt tử cung và các cơ bụng của người mẹ.

Có thể nói, việc sinh nở có thuận lợi hay không thật ra không liên quan nhiều đến việc thai nhi lớn hay nhỏ. Do đó, nếu thể trọng ở phạm vi bình thường thì thai nhi dù nhỏ một chút so với các bé khác cũng có thể góp phần thuận lợi khi sinh, nhưng tuyệt đối không nên để cân nặng bị hạn chế quá mức.

2. Em bé càng lớn thì càng khỏe mạnh

Ngược lại với quan niệm trên, nhiều người lại quan trọng sức khỏe của em bé và nghĩ rằng nếu thai nhi càng lớn ngay từ trong bụng mẹ thì sẽ càng khỏe mạnh sau này. Từ đó, mẹ ra sức bồi bổ quá mức cần thiết trong thai kỳ việc này đúng là có thể khiến thai nhi phát triển to hơn so với các bé khác nhưng vấn đề là thể trọng lớn không có nghĩa là bé sẽ có thể chất ưu việt.

3. Sinh mổ không đau bằng sinh thường

Ám ảnh bởi sự đau đớn khi sinh thường nên nhiều người một mực yêu cầu được sinh mổ để rồi sau đó than thở rằng: “Biết sinh mổ cũng đau thế thì thà sinh thường cho rồi”.

Thực tế: Khi sinh mổ bạn sẽ được gây tê hoặc gây mê nên thực tế quá trình sinh không hề đau đớn, tuy nhiên khi thuốc tê đã hết tác dụng, bạn sẽ phải chịu đựng những cơn đau sau sinh. Ngoài ra, độ nhạy cảm của thuốc tê ở mỗi người khác nhau, có vài người đã dùng thuốc gây tê nhưng vẫn cảm giác đau đớn. Vì vậy, nếu bác sĩ chỉ định bạn hoàn toàn có đủ sức khỏe để sinh thường thì không nên chọn sinh mổ.

4. Thời gian mang thai phải đúng 9 tháng 10 ngày

Một nghiên cứu cho thấy thời gian mang thai tự nhiên của phụ nữ có thể thay đổi dài hoặc ngắn hơn trong vòng 5 tuần.

5. Phải sinh mổ nếu trước đó đã sinh mổ

Nếu bạn đã sinh mổ trong lần đầu tiên, lần sinh thứ hai là tự nhiên tỉ lệ rủi ro sẽ cao hơn một chút nhưng nhiều phụ nữ đã thực hiện thành công. Tất nhiên, tỉ lệ này cũng phụ thuộc vào cơ địa từng người nên bạn hãy thảo luận với bác sĩ trước khi quyết định.

6. Sinh càng nhanh càng tốt

Ai cũng hy vọng quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, tuy nhiên vì tâm lý này mà không ít người không chịu nghe theo chỉ định của bác sĩ. Khi cổ tử cung còn chưa mở, bác sĩ sẽ dặn dò sản phụ không nên quá dung sức nhưng nhiều người cứ cố “rặn” để mong em bé mau “chui ra”.

Thực tế: Sinh thường luôn có cả quá trình tuần tự và diễn ra dần dần. Đường sinh nở, cổ tử cung, âm đạo của cơ thể mẹ đều dần trở nên “mềm” hơn giúp em bé chuẩn bị ra đời. Trong khi đó thai nhi cũng từ từ biến chuyển, ngẩng đầu, thay đổi vị trí để chào đón cuộc sống mới. Vì vậy, quá trình sinh thường nếu diễn ra quá chậm hay quá nhanh đều có hại cho mẹ và bé

Khi quá trình sinh nở quá nhanh, mẹ dễ bị rách cổ tử cung âm đạo, thuyên tắc nước ối xuất huyết nhiều sau sinh và nhiều nguy cơ viêm nhiễm. Em bé sinh ra dễ bị thiếu máu thiếu oxi, tổn hại các mạch máu nhỏ dưới da bé, gây hiện tượng tím tái, thậm chí nghiêm trọng hơn còn khiến bé tăng nguy cơ bị gãy xương vỡ mạch máu não v.v…

7. Phải ăn cho 2 người

Đây là quan niệm phổ biến nhưng không chính xác. Nếu chế độ ăn uống của bạn đã cân bằng, khi mang thai bạn chỉ cần bổ sung một hoặc hai bữa nhẹ khoảng 300 calo mỗi ngày. Điều quan trọng là bữa ăn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng mà bạn và bé cần.

8. Bỏ cà phê hoàn toàn

Nhiều người nghĩ có thai là phải tránh xa tất cả các loại đồ uốngchất kích thích như trà rượu bia và đặc biệt là cà phê. Tuy nhiên, không hẳn là vậy, bạn vẫn có thể uống, nhưng nên hạn chế về số lượng. Theo Dịch vụ Y tế quốc gia của Vương quốc Anh (NHS) khuyến cáo, các bà bầu có thể dùng không quá 200mg caffeine một ngày, tương đương với khoảng 2 ly cà phê hòa tan. Quá nhiều caffeine (trong trà, cola và sô cô la) có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật