Thai nhi 29 tuần tuổi - Bé đã có hình hài như em bé sinh đủ tháng

Ở tuần 29 thai nhi, thiên thần nhỏ của bạn đã bắt đầu mở mắt, bé nặng khoảng 1,2 kg dài hoảng 38,6 cm. Khi bước vào tuần thai thứ 29, em bé của bạn đã hình thành hình hài của một em bé đủ tháng. Vào thời điểm này mẹ bầu thì cần chuẩn bị tâm lý cũng như sức khỏe sẵn sàng cho việc vượt cạn sắp tới ngày.

Thai nhi 29 tuần tuổi

Thai nhi 29 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi tuần 29

Khi bước vào tuần thai thứ 29. Thai nhỉ của bạn đã có hình hài của một em bé đủ tháng. Bé bây giờ nặng khoảng 1,2 kg và chiều dài tính từ đầu đến gót chân dài khoảng 38,6 cm. Thiên thần nhỏ ngày một lớn lên bên trong tử cung của bạn.

Vào thời gian 29 tuần tuổi em bé của bạn ngày càng mũm mĩm rất đáng yêu làn da của bé mịn màng nhưng hơi xanh vì chất béo bắt đầu phát triển. Chất béo này là yếu tố quan trọng giúp bé giữ ấm cơ thể. Thị lực của bé vẫn đang tiếp tục hoàn thiện. Lông mi mọc dài hơn trước và mắt bé cũng có thể chớp chớp. Tròng mắt đã xuất hiện một ít màu sắc.

Trong tuần thai thứ 29 này em bé của bạn cự kỳ hiếu động và lanh lợi, thức rồi ngủ suốt ngày. Trong thời gian em chỉ thức dậy, mở Mắt trong vài giây thôi móng tay móng chân bé đang mọc dài ra. Đây là bước chuẩn bị cho bé sẵn sàng rời khỏi bụng mẹ. Cơ và hệ thống phổi tiếp tục được hoàn thiện.

Lúc này phần đầu của bé cũng to dần lên để tạo không gian cho não phát triển. Hệ thống tiêu hóa phối hợp nhịp nhàng, nói chung hầu hết các bộ phận trong cơ thể bé đã đi vào hoạt động.

Sự phát triển của thai nhi

Sự phát triển của thai nhi

Những thay đổi trong cơ thể mẹ bầu tuần thai 29

Vào thời điểm này trọng lượng của bạn sẽ tăng từ 9,5 đến 12,5 kg. Lúc này phần đỉnh tử cung cách rốn khoảng 8,5 đến 10 cm. Bầu vú của mẹ xuất hiện nhiều sữa non hơn so với các tuần trước. Đây là bước khởi đầu báo hiệu một giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ sắp tới. Nhưng nếu bạn không thấy sữa non thì cũng đừng quá lo lắng về khả năng nuôi con bằng sữa mẹ của mình.

Có thể mẹ bầu sẽ gặp phải một số rắc rồi nhỏ trong tuần thai 29 này. Đây là thời kỳ do bàng quang của bạn bị chiếc bụng to lớn chèn ép, do đó bạn sẽ phải đi vệ sinh nhiều hơn trước. Một trong những tác dụng phụ của việc mang thai là chân bạn có khả năng bị phù nề nhiều người còn tăng kích thước chân lên gấp đôi gấp rưỡi so với trước kia.

Một số bộ phận khác trên cơ thể bạn cũng bị phù, rạn khiến bạn cảm thấy khó chịu, bất tiện. Một vài sọc (thường gọi là gân) có màu hồng, tía, nâu bắt đầu xuất hiện và lan rộng khắp bụng của bà bầu Các vết này cũng có thể sẽ xuất hiện cả ở ngực, hông và bắp đùi.

Dinh dưỡng cho mẹ và bé trong tuần thai 29

Trong tuân thai 29 này bạn chỉ cần chuẩn bị những bữa ăn đơn giản đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu. Hãy chọn những Món ăn giúp thỏa mãn cơn đói mà vẫn đủ dinh dưỡng không quá cầu kỳ.

Trong tuần này có thể bạn sẽ cảm thấy cơ thể mệt mọi vì vậy mẹ nên ăn các món ăn giàu chất sắt thực phẩm giàu chất sắt gồm thịt nạc, cá đậu lăng rau chân vịt, rau lá xanh và ngũ cốc bổ sung sắt

Nên nấu thành súp và chia vào các hộp đựng có nắp đậy cất vào tủ lạnh, ăn trong 1 – 2 ngày. Không như vitamin C, sắt không bị hủy hoại bởi không khí vì vậy có thể bảo quản được. đặc biệt mẹ nên chia các bữa ăn thành nhiều bữa sẽ tốt cho sức khỏe của mẹ hơn.

Một số bệnh thường gặp phải trong tuần thai 29

Trong tuần thai thứ 29 các mẹ sẽ có cảm giác mệt mọi nhiều hơn giấc ngủ đêm thường xuyên bị quấy rầy, do em bé của bạn đang phát triển ngày một lơn hơn. Ngoài ra các mẹ sẽ cảm thấy chóng măt do thiếu máu nên trong tuần này mẹ hãy bổ sung nhiều săt hơn trong các món ăn nhé. Trong tuần thai thứ 29 này em bé của bạn sẽ lớn rất nhanh. vì vậy mẹ cũng bắt đầu thấy tình trạng ợ nóng và các vấn đề về tiêu hóa quay trở lại.

Đây là giai đoạn quan trọng của thai nhi vì vậy các mẹ cần có những suy nghĩ tích cực ngay cả khi bạn cảm thấy trong người khó chịu. Điều này sẽ giúp bé phát triển tốt và mẹ lên cân đều. Lên cân ít có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé trong những năm đầu đời cũng như sau này.

Bố mẹ cần làm gì?

Ở tuần thai thứ 29 thai phụ đang thật sự lo lắng cho những ngày chuyển dạ sắp tới. Bạn hãy thường xuyên trò chuyện với các bà mẹ đã từng trải qua quá trình sinh nở để biết thêm một số kinh nghiệm cũng như xoa dịu nỗi lo lắng của bạn.

Trong tuần này bạn cũng nên nghĩ tới việc sẽ sinh em bé bằng phương pháp nào. Vì vậy bạn nên thường xuyên đến bệnh viện Nói chuyện với bác sĩ hoặc hộ lý về những băn khoăn của bạn để được giúp đỡ. Một lớp học tiền sản cũng đem lại cho bạn những kiến thức tốt chuẩn bị cho giai đoạn sắp tới. Bạn cũng có thể đọc thêm một số cuốn sách về sinh nở để chuẩn bị tinh thần tốt hơn.

Những vết rạn sẽ không hệ là nỗi lo lắng cho bạn vì bạn sẽ có một thiên thần để che đi những điểm không đẹp bên ngoài với ông xã rồi. Ngoài ra mẹ có thể dùng các loại kem chứa vitamin e để cải thiện độ đàn hồi của da. Khoảng một năm sau khi bé ra đời, những dấu hiệu của rạn da sẽ mờ đi.

Vào thời điểmbạn nên kiếm tra lại kiến thức cũng như danh sách những thứ bạn cần làm. Việc đâu tiên cho bạn là nên bắt đầu nghĩ tới tên của bé và nghĩ về những thay đổi của cuộc sống sau sinh. Ông bố tương lai cũng nên lập một kế hoạch cho việc sinh nở như ai sẽ giúp mẹ bé trong lúc sinh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật